Đục thủy tinh thể là bệnh khá phổ biến, thường gặp ở người cao tuổi. Vậy đục thủy tinh thể là gì? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Trong bài viết này, chúng tôi muốn giúp các bạn hiểu rõ hơn về bệnh đục thủy tinh thể để có thể phát hiện sớm bệnh này, từ đó điều trị bệnh kịp thời.
1. Đục thủy tinh thể là gì?
Đục thủy tinh thể là khi ống kính trong của mắt – thể thủy tinh bị mờ, nó cũng giống như tình trạng của một tấm gương bị bám đầy bụi hay phủ mờ sương.
Được tạo nên từ nước và nhiều protein sắp xếp sao cho ánh sáng có thể đi qua và hội tụ ở vòng mạc, thủy tinh thể giúp mắt người nhìn rõ các vật thể ngay cả khi ở xa. Thế nhưng, nó lại phải chịu nhiều tác động khiến cho các protein tụ lại, gây cản trở khả năng truyền đi của tia sáng tới võng mạc. Từ đó có thể dẫn tới suy giảm thị lực, nghiêm trọng có thể gây ra mù lòa.
2. Nguyên nhân bệnh Đục thủy tinh thể
- Nguyên nhân của bệnh đục thủy tinh thể (cườm mắt) chính là sự lão hóa tự nhiên. Cùng với đó, stress , tia tử ngoại, vi khuẩn, ô nhiễm môi trường cũng là những nguyên nhân hàng đầu làm tổn thương các mạch máu có nhiệm vụ nuôi dưỡng đôi mắt. Ngoài ra, viêm hay nhiễm trùng mắt cũng làm co lại các protein của thủy tinh thể, từ đó hình thành các đám mờ che đi tầm nhìn của mắt, làm suy giảm thị lực rồi mù lòa.
- Những người trên 40 tuổi sẽ có khả năng bị đục thủy tinh thể nhiều hơn do khả năng tự bảo vệ mắt lúc đó đã giảm đi nên dễ bị các yếu tố khác tác động.
- Một số nguyên nhân gây ra đục thủy tinh thể khác như: tuổi tác, bẩm sinh, nguyên nhân thứ phát như tăng nhãn áp, tiểu đường, dùng kéo dài thuốc corticoid, thuốc hạ mỡ máu, thuốc chống loạn nhịp tim, thuốc trầm cảm; hoặc do chấn thương cũng gây nên bệnh đục thủy tinh thể.
Trong các nguyên nhân trên, có nguyên nhân do tia tử ngoại, đây là thứ mà rất ít người để ý tới. Tia UV và tia sáng xanh có hại khi được hấp thụ trong nhiều năm, khi bạn lớn tuổi sẽ có nguy cơ mắc đục thủy tinh thể cao. Vì vậy cách phòng tránh tốt nhất là hãy đeo kính râm khi ra đường, đối với người có tật khúc xạ nên đeo kính đổi màu và kính chống ánh sáng xanh.
Tham khảo tròng kính đổi màu tại đây
Tham thảo tròng kính chống ánh sáng xanh tại đây
3. Cách nhận biết bệnh đục thủy tinh thể:
Cách nhất biết dễ nhất là chính người bệnh sẽ cảm thật nhìn kém đi, suy giảm thị lực. Người bị đục thủy tinh thể nhìn gần cũng bị kém, mà nhìn xa lại cứ mờ mờ.
Mỗi giai đoạn của bệnh thì mức độ giảm thị lực cũng khác nhau, ban đầu chỉ mất 1/10 thị lực nên rất nhiều người chủ quan, không để ý. Thế nhưng để lâu bệnh nặng hơn thì người bệnh chỉ còn cảm nhận được ánh sáng chứ khó khăn để nhìn.
Đục thủy tinh thể là bệnh lý về mắt làm khả năng hội tụ tăng lên. Vì thế ở những người già bị đục thủy tinh thể lại có thể đọc báo mà không cần tới kính. Ngoài ra còn có một số người bị bệnh có thể nhìn thấy nhiều vật cùng lúc, hoặc tầm nhìn bị mờ đi, cản trở khả năng nhìn vật. Cái này xảy ra do thủy tinh thể của mắt bị đục làm ánh sáng đi qua nó bị tán xạ.
Có một số trường hợp, người bệnh chỉ bị nhìn kém, mờ đi khi ra ngoài ánh sáng, trời nắng nhưng lại nhìn tốt ở trong bóng râm. Thì đó được gọi là đục thủy tinh thể trung tâm khi ra ngoài trời nắng, ánh sáng khiến cho đồng tử bị co lại, nhưng ánh sáng lại được võng mạc cho đi qua vùng trung tâm đục nên có thể nhìn rõ hơn trong khu vực tối.
Ở những nơi có điều kiện thiếu sáng như trong bóng râm hay trong nhà, sẽ khiến cho đồng tử của mắt giãn rộng ra. Vì thế mà ánh sáng cũng sẽ dễ dàng đi qua thể thủy tinh chưa bị đục đậm, người bệnh có thể thấy rõ hình ảnh hơn. Trường hợp bệnh nhân chỉ bị đục ở vùng bên ngoài và ở trung tâm còn trong thì triệu chứng sẽ ngược lại.
Ngoài ra người bị đục thủy tinh thể còn có các triệu chứng như: có chấm đen trong mắt, ruồi bay trước mắt,…
4. Dấu hiệu của đục thủy tinh thể bẩm sinh:
Rất nhiều trường hợp bị đục thủy tinh thể bẩm sinh. Có thể nhận biết qua các dấu hiệu sau:
- Thị lực kém: trẻ nhỏ mắt đã khó nhìn, lớn hơn chút nữa thì nên cho đi khám để đo thị lực thì mới có thể xác định được mức độ mắt bị mờ. Mức độ đục của thể thủy tinh tỉ lệ thuận với mức giảm của thị lực.
- Lóa mắt: ban đầu sẽ thấy lóa mắt, khiến người bị bệnh khó chịu, thường xảy ra ở dưới bao sau của thủy tinh thể.
- Khả năng nhìn vật ở gần tốt hơn: có biểu hiện bệnh như cận thị lúc mới đầu do khả năng nhìn gần tốt hơn.
- Lác mắt: có lẽ đây là biểu hiện bệnh mà khiến cho nhiều người phải đi khám nhất, tình trạng lóa mắt xảy ra do đục thủy tinh thể. Người bệnh phải tới phòng khám chuyên khoa hoặc bệnh viện uy tín về mắt để được chẩn đoán bệnh một cách chính xác và tìm được nguyên nhân gây bệnh.
5. Đục thủy tinh thể và cách điều trị:
Được coi là một bệnh nguy hiểm, vì nếu đục thủy tinh thể tiến triển nhanh và không có cách điều trị đúng và kịp thời thì có khả năng dẫn tới mù lòa.
Thế nên, nếu thấy mắt có các triệu chứng như ở trên thì hãy tới ngay các cơ sở khám chữa bệnh chuyên về mắt để được xét nghiệm, chẩn đoán tìm ra bệnh. Nếu phát hiện ở giai đoạn đầu thì bạn chưa phải phẫu thuật mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho bạn để bổ sung các vitamin A, C, E và một số dưỡng chất khác giúp làm chậm quá trình đục thủy tinh thể. Và khi bị bệnh, bạn nên tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Xem thêm: 8 địa chỉ bệnh viện mắt uy tín
Nếu phải đi ra ngoài thì nên dùng những biện pháp bảo vệ mắt như: đội mũ, đeo kính để làm cản trở việc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Và đừng quên thường xuyên tập luyện thể thao kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý tạo một thói quen sống lành mạnh cũng giúp bạn sống khỏe, tạo ra sức đề kháng và làm giảm sự tiến triển của bệnh.
Nên bổ sung thêm các loại rau củ, ngũ cốc hay trái cây có chứa nhiều vitamin A, C, E,…Và hạn chế các đồ ăn chiên xào hay đồ ngọt, nhiều đường.
Cách điều trị dứt điểm và hiệu quả nhất của đục thủy tinh thể chính là phẫu thuật. Phương pháp này đã có từ hai thập kỷ trước cho đến nay vẫn được sử dụng. Và đã có rất nhiều sự thay đổi về phương pháp phẫu thuật bởi khoa học công nghệ phát triển cùng với tiến bộ vượt bậc của ngành nhãn khoa trong những năm trở lại đây.
Hiện nay, kỹ thuật mổ Phaco hay còn gọi là phẫu thuật phacoemusification được xem là phương pháp điều trị tốt nhất cho bệnh nhân bị đục thủy tinh thể.
Ưu điểm của phương pháp này là vết mổ nhỏ, hồi phục thị lực nhanh chóng sau khi mổ và không xảy ra biến chứng sau phẫu thuật. Nhờ đó mà người bệnh có thể quay trở lại cuộc sống bình thường một cách nhanh chóng. Phẫu thuật đục thủy tinh thể được xếp vào đại phẫu nhưng quá trình phẫu thuật Phaco chỉ diễn ra trong 5-10 phút.
Hy vọng bài viết trên đây của Mắt Kính Nam Quang đã giúp các bạn hiểu hơn về bệnh đục thủy tinh thể, các triệu chứng để có thể nhận biết, ngăn ngừa đục thủy tinh thể tiến triển và cách điều trị của bệnh.
Xem thêm:
Chọn kính lọc ánh sáng xanh dựa trên nhu cầu sử dụng
Những điều cần biết khi mua tròng kính chống ánh sáng xanh
Ánh Sáng Xanh là gì? Tác hại của nó tới mắt như thế nào?
Biện pháp bảo vệ mắt khỏi tia Ánh Sáng Xanh nào tốt?