Hiện tượng ghèn mắt xuất hiện khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý. Tình trạng đổ ghèn mắt khiến trẻ khó chịu, quấy khóc hoặc thậm chí gây ra một số biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Cùng tham khảo các thông tin mà Mắt kính Nam Quang cung cấp trong bài viết dưới đây để hiểu được nguyên nhân và cách khắc phục mắt trẻ sơ sinh bị ghèn vàng.
Đổ ghèn vàng ở mắt là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh
I. Ghèn mắt ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Ra ghèn nhiều ở mắt là hiện tượng thường thấy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tình trạng này cũng không đáng lo vì có thể khắc phục được một cách dễ dàng.
Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nặng nhẹ, triệu chứng đổ ghèn mắt ở trẻ cũng khác nhau. Tuy nhiên, khi tình trạng trở nên nặng hơn, trẻ có thể bị đau mắt đỏ, có mủ dính mắt chặt lại dẫn đến suy giảm thị lực ở trẻ.
Ghèn xanh đọng ở đầu và đuôi mắt trẻ có thể tự điều trị tại nhà
- Ghèn xanh đọng ở đầu và đuôi mắt: Trường hợp này nếu ghèn không được lấy ra kịp thời có thể bị khô thành mảng, dính chặt với lông mi khiến trẻ đau mắt và khó nhắm, mở mắt. Tuy nhiên, hiện tượng này thường không nguy hiểm và có thể điều trị tại nhà.
- Đổ ghèn vàng: Nếu mắt trẻ đổ ghèn vàng như mủ, kéo dài từ 3 – 5 ngày không khỏi, trẻ có khả năng bị nhiễm trùng mắt. Khi xuất hiện triệu chứng, bố mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị.
- Ghèn 1 bên mắt: Tình trạng này thường do nguyên nhân viêm tắc ống dẫn lệ và thường kéo dài khoảng vài tuần, tuy nhiên không để lại biến chứng nguy hiểm.
- Ghèn mắt lâu ngày không khỏi: Nhiều trường hợp bé vừa sinh ra đã có nhiều ghèn, đây là do cơ chế bảo vệ tự động của mắt nên không nguy hiểm.
- Ghèn màu xanh lá cây, vàng đậm và có biểu hiện sưng tấy: Trường hợp này khả năng cao bé đã bị nhiễm trùng mắt hoặc mắc một số bệnh lý về mắt. Tình trạng này khá nguy hiểm và hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến thị lực của trẻ sau này.
II. Trẻ sơ sinh bị ghèn vàng ở mắt do đâu?
1. Viêm kết mạc ở mắt do vi khuẩn
Đây là một bệnh nhiễm trùng mắt với triệu chứng: mắt đổ ghèn, có mủ khiến hai mắt dính chặt vào nhau khi trẻ vừa thức dậy. Ghèn có thể đổ ở 1 hoặc cả 2 bên mắt. Có 2 vi khuẩn có thể dẫn đến tình trạng viêm kết mạc này là lậu cầu và khuẩn chlamydia.
Vi khuẩn chlamydia có thể gây đau mắt đỏ và nhiễm trùng bộ phận sinh dục, vi khuẩn này có thể lây truyền từ mẹ sang con trong khi sinh nếu người mẹ mắc bệnh từ trước mà không được điều trị.
Trường hợp mắt đau do lậu cầu cũng là một bệnh lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình sinh. Thông thường, bệnh sẽ khởi phát ở trẻ trong tuần tuổi đầu tiên với các triệu chứng đỏ mắt, sưng mí, mủ dày. Tình trạng này có thể dẫn đến nhiễm trùng máu, nhiễm trùng tủy sống, niêm mạc nào gây ra viêm màng não ở trẻ.
2. Viêm kết mạc ở mắt do virus
Đây là trường hợp nhiễm trùng mắt với các dấu hiệu: lòng trắng mắt chuyển đỏ, xuất hiện ghèn nhầy lỏng. Trẻ có thể bị sốt, ngứa, đau mắt khi bị viêm kết mạc do virus. Bệnh này thường xuất hiện triệu chứng ở cả 2 mắt và không gây ra mủ.
3. Tiếp xúc mắt với dịch nước ối và máu
Trong quá trình mẹ chuyển dạ, máu và nước ối có thể chảy vào mắt bé. Hiện tượng nhiễm trùng này chỉ cần được chăm sóc mắt và rửa mắt hàng ngày bằng nước muối sinh lý là có thể cải thiện tốt.
4. Bị nhiễm bẩn
Trẻ tự đưa tay dụi mắt cũng có thể là nguồn vi khuẩn gây đổ ghèn mắt
Người chăm sóc trẻ không vệ sinh tay sạch sẽ hoặc trẻ tự đưa tay lên mắt dẫn đến vi khuẩn xâm nhập vào mắt và tăng nguy cơ đổ ghèn mắt. Chính vì thế, khi chăm sóc trẻ cần giữ vệ sinh sạch sẽ, tránh gây bệnh cho trẻ.
5. Trẻ bị tắc tuyến lệ
Khi gặp tình trạng này, trẻ liên tục chảy nước mắt ngay cả khi không khóc. Đặc biệt, nước mắt sẽ nhiều hơn khi trẻ ở nơi có nhiều gió hay trời lạnh. Nếu không cải thiện, tắc tuyến lệ có thể dẫn đến nhiễm trùng và gây mủ ở mắt. Thông thường, tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh sẽ tự khỏi sau một thời gian.
6. Có dị vật trong mắt
Dị vật ở đây có thể là lông mi, lông thú cưng, cát, bụi… bay vào mắt trẻ. Nếu không kịp thời loại bỏ, cơ thể sẽ tự phản ứng bằng cách tiết ghèn. Với các triệu chứng tương tự nhiễm trùng mắt nhưng không khỏi khi điều trị bằng kháng sinh, trẻ có thể bị dị vật ở mắt.
7. Vệ sinh mắt kém
Nếu không vệ sinh mắt cho trẻ kỹ càng và đúng cách có thể dẫn đến tính trạng đổ ghèn, lâu dần gây ra viêm nhiễm, viêm kết mạc ở trẻ.
Xem thêm:
- Bệnh chắp mắt ở trẻ em, triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- Tổng hợp 6 nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng bị ngứa mắt vào ban đêm
III. Khắc phục ghèn mắt ở trẻ sơ sinh thế nào?
1. Vệ sinh mắt tại nhà cho trẻ
- Rửa tay sạch sẽ trước khi vệ sinh mắt cho trẻ.
- Nhúng bông gòn chuyên dụng vào nước muối sinh lý và lau mắt nhẹ nhàng cho bé. Bố mẹ lưu ý, cần vệ sinh 2 lần một lúc mới hiệu quả và chỉ lau ở nơi có rỉ mắt không lau sang các khu vực khác. Mỗi ngày có thể áp dụng cách này từ 2 – 3 lần hoặc lau bất kỳ thời điểm nào trẻ bị đổ nhiều ghèn.
- Nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý từ 2 – 3 lần mỗi ngày.
2. Massage ống tuyến lệ tại nhà cho trẻ
- Rửa tay sạch sẽ trước khi massage tuyến lệ cho trẻ
- Dùng đầu ngón trỏ ấn nhẹ vào sống mũi trong của trẻ, ngày vị trí cạnh ống tuyến lệ
- Lặp lại động tác này từ 2 – 3 lần rồi vuốt xuống dọc cánh mũi một cách nhẹ nhàng, dứt khoát
- Massage ống tuyến lệ cho trẻ khoảng 2 lần/ ngày vào các buổi sáng và tối
3. Thông tuyến lệ bằng đầu dò
Phải thông tuyến lệ bằng đầu dò cho trẻ trên 1 tuổi không cải thiện tình trạng tắc tuyến lệ
Đối với trẻ dưới 1 tuổi, tuyến lệ bị tắc có thể tự thông trong khoảng vài tháng. Tuy nhiên, nếu trẻ đã trên 1 tuổi mà tình trạng này không thuyên giảm, bố mẹ có thể nhờ sự hỗ trợ của bác sĩ để thông tuyến lệ cho trẻ bằng đầu dò.
- Cho trẻ dùng thuốc nhỏ mắt gây mê hoặc gây tê trước khi thực hiện thông tuyến lệ
- Sử dụng đầu dò chèn vào ống tuyến lệ
- Đưa ống nong vào mũi trẻ rồi tăng dần kích thước ống để mở ống dẫn nước mắt
- Sử dụng nước muối sinh lý để làm sạch tuyến lệ
4. Nhờ sự can thiệp y khoa
Với những trẻ sơ sinh có các dấu hiệu đau mắt có ghèn do nhiễm trùng nặng dưới đây, bố mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để được điều trị:
- Mắt đỏ và đau
- Sưng, đau ở mắt, mí mắt và bầu mắt
- Xuất hiện mủ vàng hoặc xanh lá cây
- Sưng ở khóe mắt
IV. Phòng tránh ghèn ở mắt trẻ sơ sinh thế nào?
Đổ ghèn vàng ở mắt trẻ sơ sinh có thể phòng tránh bằng những biện pháp đơn giản
- Vệ sinh mắt cho trẻ từ 2 – 3 lần mỗi ngày bằng nước muối sinh lý
- Rửa mặt cho trẻ bằng nước đun sôi để nguội 2 lần/ ngày vào buổi sáng và tối
- Giặt khăn lau mặt cho trẻ sạch sẽ và phơi dưới ánh nắng mặt trời. Tuyệt đối không dùng chung khăn lau mặt với các bộ phận khác
- Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi vệ sinh mắt và rửa mặt cho trẻ
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với vật nuôi
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với nắng, gió, bụi bẩn
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ để bảo vệ sức khỏe trẻ sơ sinh và cả gia đình
Tình trạng đổ ghèn vàng ở mắt trẻ sơ sinh sẽ không quá nguy hiểm nếu bố mẹ phát hiện và đưa con đến thăm khám ở các bác sĩ chuyên khoa kịp thời. Bố mẹ cũng cần lưu ý, chú ý việc vệ sinh mắt cho con chính là biện pháp phòng tránh mắt trẻ bị ghèn vàng.
Trên đây là những thông tin về nguyên nhân, cách khắc phục và phòng ngừa tình trạng mắt trẻ sơ sinh bị ghèn vàng mà Mắt kính Nam Quang tổng hợp gửi đến quý độc giả. Nếu có thắc mắc hoặc nhu cầu mua mắt kính chất lượng với giá tốt nhất quý khách có thể liên hệ ngay với chúng tôi thông qua website matkinhnamquang.com hoặc số hotline 0909.10.99.55 – 0933.60.30.38 để được hỗ trợ giải đáp và tư vấn tận tình.