Viêm ngứa mắt vào ban đêm thường xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng phổ biến nhất là do bị dị ứng hoặc nhiễm trùng. Tình trạng ngứa mắt sẽ đem đến cảm giác khó chịu và làm ảnh hưởng đến các hoạt động trong ngày. Để biết thêm về nguyên nhân và cách điều trị chứng ngứa mắt vào ban đêm như thế nào? Hãy cùng Mắt kính Nam Quang tìm hiểu thông tin thông qua bài viết dưới đây.
Nguyên nhân khiến mắt thường xuyên bị ngứa
1. Những nguyên nhân nào gây ngứa mắt vào ban đêm?
Nguyên nhân cơ bản là do ban ngày bạn quá bận rộn với các hoạt động nên ít quan tâm đến cảm giác khó chịu ở mắt. Vào ban đêm, khi các công việc bắt đầu giảm, cảm giác ngứa thực sự sẽ được cảm nhận rõ nét. Trên thực tế, một số nguyên nhân gây nên tình trạng ngứa mắt vào ban đêm của bạn bao gồm:
1.1. Do bị dị ứng
Nếu bạn vô tình tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá, xà phòng, chất tẩy rửa, hay thuốc nhuộm tóc,… trong các hoạt động cả ngày có thể gây ra dị ứng. Nó sẽ làm ảnh hưởng đến mí mắt và là tác nhân gây ra việc ngứa mắt vào ban đêm.
Hầu hết các triệu chứng dị ứng thường được kích hoạt bởi hợp chất Histamin gây ra, trong đó có ngứa mắt. Do mí mắt có cấu trúc da rất mỏng nên rất nhạy cảm với các chất gây dị ứng khác nhau xuất hiện trong môi trường xung quanh.
Nếu mắt của bạn thường xuyên bị ngứa vào cùng một thời điểm hằng năm, điều này cho thấy bạn có khả năng cao là bị dị ứng theo mùa. Dấu hiệu giúp bạn dễ dàng nhận biết hiện tượng này là: hắt hơi, nghẹt mũi,….
Để hạn chế và giảm thiểu mức độ dị ứng, bạn cần phải lưu ý các điều sau:
- Theo dõi dự báo thời tiết và nên ở nhà khi thời tiết có nhiều sự thay đổi để tránh các phản ứng tiêu cực với cơ thể như: trời quá lạnh, nhiều mưa, gió bão,…
- Cần thường xuyên tắm rửa, giặt và phơi khô quần áo.
- Bạn có thể sử dụng thêm những loại thuốc kháng Histamin không kê đơn để giảm bớt các triệu chứng bệnh.
Mắt bị nhạy cảm, dị ứng khi thời tiết thay đổi
1.2. Tình trạng khô mắt
Hỗn hợp của nước, dầu và chất nhầy sẽ tạo ra nước mắt, nó có tác dụng duy trì độ ẩm cho đôi mắt. Tuy nhiên, mắt của bạn đôi khi sẽ ngừng tiết ra nước mắt do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng khô và gây ngứa mắt.
Đặc điểm của bệnh khô mắt là chảy nước mắt, ngứa ngáy, có ghèn, nhạy cảm với ánh sáng và nhìn hơi đỏ. Tình trạng khô mắt thường xuất hiện phổ biến ở những người cao tuổi, nếu không được điều trị tức thời khô mắt sẽ trở nên tồi tệ hơn, đặc biệt là vào ban đêm bạn sẽ khó nhìn rõ mọi thứ xung quanh.
Ngoài ra, một số bệnh khác như: tiểu đường, viêm khớp dạng thấp… cũng sẽ gây ra tình trạng thiếu nước mắt. Việc mắt bị khô xảy ra nhiều ở những người sử dụng các loại thuốc sau: Thuốc chống trầm cảm, thuốc tránh thai, thuốc thông mũi, thuốc hạ huyết áp,…
Một số trường hợp khác, khô mắt có thể xảy ra nếu bạn làm việc quá nhiều hoặc ở môi trường có độ ẩm thấp, nhiều gió. Bạn có thể khắc phục khô mắt bằng các loại thuốc nhỏ mắt phù hợp bán tại quầy hoặc theo kê đơn của bác sĩ.
Làm việc nhiều dẫn đến tình trạng khô mắt
1.3. Viêm kết mạc
Viêm kết mạc là một màng trong suốt giữa nắp và tròng trắng của mắt hay còn gọi là bệnh nhiễm trùng khiến ngứa mắt do các vi khuẩn, virus và nấm gây ra. Đặc trưng của tình trạng này là đau mắt, khô mắt, mắt có màu đỏ, ngứa suốt cả ngày và kể cả vào ban đêm, nó đem đến cho bệnh nhân cảm giác khó chịu và vô cùng mệt mỏi.
Bệnh viêm kết mạc thông thường sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh và kháng viêm steroid khi cần thiết. Nếu tình trạng viêm nhiễm có dấu hiệu diễn biến nghiêm trọng, bác sĩ sẽ dùng một số loại thuốc ức chế miễn dịch.
1.4. Mắt bị mỏi
Mắt bị đau mỏi khi nhìn màn hình quá lâu
Việc mỏi mắt xảy ra khi bạn nhìn quá lâu vào màn hình điều khiển, điện thoại di động hoặc lái xe đường dài thường xuyên. Bên cạnh đó, thói quen đọc sách trong bóng tối vào ban đêm cũng sẽ dễ làm cho mắt bạn mệt mỏi. Dấu hiệu của tình trạng này gồm: mờ mắt, đau đầu, nhạy cảm hơn với ánh sáng và khó mở mắt như bình thường.
1.5. Viêm mí mắt
Đôi khi bệnh viêm mí mắt có thể là nguyên nhân gây ngứa, sưng đau và đỏ mắt. Khi các tuyến dầu nhỏ ở gốc lông mi bị tắc nghẽn sẽ xảy ra những tình trạng này. Viêm mí mắt sẽ không gây suy giảm thị lực nhưng có thể mãn tính dẫn đến viêm kết mạc và một số biến chứng khác.
Trong trường hợp nhẹ, bạn có thể khắc phục tình trạng viêm mí mắt bằng cách giữ cho mí mắt luôn sạch sẽ. Đối với trường hợp nghiêm trọng hơn, bạn nên đến bác sĩ để thăm khám, kiểm tra cụ thể và sử dụng một số loại thuốc kháng sinh và thuốc chống viêm theo đơn kê của bác sĩ.
1.6. Dùng kính áp tròng
Lời khuyên của bác sĩ khi dùng kính áp tròng
Khi bạn mang kính áp tròng quá lâu hoặc không vệ sinh và thay kính thường xuyên sẽ dẫn đến ngứa mắt, nó gây kích ứng, ngứa mắt dị ứng và đỏ mắt. Do đó, nếu bạn có sử dụng kính áp tròng, hãy chăm sóc tròng mắt một cách cẩn thận cũng như thay kính đều đặn để tránh các tình trạng trên.
Để có một đôi mắt khỏe mạnh, các bác sĩ chuyên môn khuyên bạn nên:
- Tránh dụi mắt: Nếu mắt bạn đang bị đau hoặc ngứa, hãy cố gắng đừng dụi mắt. Điều này sẽ làm tăng khả năng và mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng. Ngoài ra, đối với trường hợp không có bệnh về mắt, hành động dụi mắt cũng không được bác sĩ khuyến khích.
- Ăn uống đầy đủ, lành mạnh, bổ sung thêm các loại vitamin A và acid béo Omega 3.
- Đeo loại kính bảo vệ mắt khi tiếp xúc với cát, bụi hoặc các tác nhân gây dị ứng…
Ngứa mắt là một vấn đề thường gặp trong cuộc sống. Đôi khi triệu chứng này xuất hiện do bị các vật thể lạ như: cát, bụi xâm nhập vào mắt, tuy nhiên cũng có thể là do dấu hiệu của một số bệnh về mắt. Vì vậy, nếu tình trạng đau ngứa mắt kéo dài, bạn hãy đến gặp bác sĩ để có được đánh giá chính xác nhất.
Xem thêm:
- Tổng hợp chi tiết 11 lý do thường gặp khiến cho mắt bị sưng húp
- Mắt nhìn gần bị nhòe do nguyên nhân nào, cách phòng ngừa và điều trị
2. Các phương pháp điều trị tình trạng ngứa mắt hiệu quả
Cách điều trị việc thường xuyên bị ngứa mắt vào ban đêm
Các triệu chứng ngứa mắt thông thường có thể điều trị bằng nước mắt nhân tạo, thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc uống, nhưng phải được kê đơn theo chỉ định bác sĩ. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng phương pháp chườm khăn lạnh để thuyên giảm tình trạng ngứa mắt tạm thời.
Tình trạng ngứa mắt có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, vì vậy bạn nên đến bệnh viện khám để bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng mắt của bạn. Bởi cách điều trị ngứa mắt hiệu quả nhất là giải quyết trực tiếp những nguyên nhân gây ngứa mắt.
Nếu tình trạng khô mắt là nguyên nhân chính gây ngứa, bạn phải điều trị đồng thời cả thuốc giúp giảm ngứa mắt và các phương pháp giảm khô mắt. Còn các trường hợp khác, bạn có thể dùng thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm hoặc các liệu trình vệ sinh bờ mi.
Đặc biệt lưu ý, bạn không được dụi mắt những khi cảm thấy ngứa bởi việc này sẽ giải phóng nhiều Histamin hơn khiến cho tình trạng ngứa trở nên tệ hơn. Hành động dụi mắt quá mạnh cũng có thể làm trầy xước giác mạc dẫn đến tình trạng nhiễm trùng mắt.
Ngoài ra, để có thể bảo vệ một cách tốt nhất bạn nên sử dụng kính có tác dụng chăn chặn ánh sáng xanh hoặc các loại kính mắt thông thường khi đi ra ngoài nhằm tránh bụi bẩn, vi khuẩn trong môi trường xung quanh.
Để có thể sở hữu được chiếc mắt kính chất lượng với giá ưu đãi bạn hãy truy cập vào webiste matkinhnamquang.com hoặc liên hệ trực tiếp đến số hotline 0909.10.99.55 – 0933.60.30.38 để được chuyên viên tư vấn nhanh nhất.
Hy vọng, với những thông tin mà Mắt kính Nam Quang đã chia sẻ trên bài viết về các nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng ngứa mắt vào ban đêm cũng như phương pháp điều trị phù hợp sẽ giúp ích được nhiều cho bạn.