Tình trạng mắt nhìn gần bị mờ, và bạn có nhận thấy là bạn gặp khó khăn khi đọc báo, xem điện thoại không? Điện thoại sẽ phải chỉnh kích thước chữ to hơn bình thường. Nhiều người có chung câu hỏi tại sao mắt của họ rất mờ khi nhìn gần nhưng nhìn xa thì vẫn rõ nét. Điều này là do viễn thị, một chứng rối loạn về mắt khiến bạn có thể nhìn xa tốt hơn nhìn gần. Mắt Kính Nam Quang rất hiểu biết về chứng rối loạn này và có thể cung cấp cho bạn các giải pháp để giúp bạn có được tầm nhìn rõ ràng.
1. Lý do dẫn đến mắt nhìn gần bị mờ
Theo các chuyên gia về Nhãn khoa, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mắt nhìn gần bị nhòe là do chứng rối loạn về mắt gọi là tật viễn thị (tên tiếng Anh là Farsightedness, Hyperopia, Hypermetropia). Điều này là do mắt tập trung tốt hơn vào các hình ảnh ở xa hơn là ở gần.
Viễn thị là một tật khúc xạ có nghĩa là các tia sáng trong mắt bạn bị bẻ cong không chính xác để truyền hình ảnh đến não. Dễ hiểu nhất là giác mạc và thủy tinh thể, hai cấu trúc hội tụ trong mắt, hội tụ hình ảnh trực tiếp trên bề mặt võng mạc. Nếu mắt quá ngắn, như với viễn thị, hình ảnh được hội tụ phía sau võng mạc. Điều này làm cho tầm nhìn và hình ảnh nhìn thấy bị mờ.
Ngoài ra, viễn thị có thể do di truyền và thường được di truyền. Nó cũng thường xuất hiện khi sinh ra và tiếp tục trong suốt cuộc đời của một người. Triệu chứng của tật viễn thị khá giống với tật lão thị ở người lớn tuổi. Và số độ viễn thị càng cao thì khoảng cách nhìn rõ càng bị ảnh hưởng.
Xem thêm: Kính hai tròng và kính đa tròng là gì? Và đối tượng phù hợp kính đa tròng
2. Tại sao gọi là “viễn thị”?
Nhiều người không hiểu tại sao lại gọi là cận thị, viễn thị. Ở người viễn thị, bạn có thể nhìn xa tốt và không nhìn gần được, các bác sĩ gọi đây là viễn thị và với cận thị thì ngược lại, bạn có thể nhìn gần tốt nhưng nhìn xa thì lại bị mờ, vì vậy cái tên này thực sự có ý nghĩa. Nhiều người có thể nheo mắt để nhìn gần, nhưng đặc biệt là khi bạn già đi, nheo mắt không có tác dụng nữa mà bạn có thói quen đưa thứ đang đọc ra xa hơn.
Xem thêm: Viễn thị là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị
3. Mắt nhìn gần bị mờ ảnh hưởng tới cuộc sống
- Mắt nhìn gần bị mờ gây hạn chế tầm nhìn, gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt hằng ngày và công việc như không thể đọc, không gắp được thức ăn, không xâu kim chỉ hay may vá được. Trong nhiều trường hợp khi bạn có độ viễn thị cao, người bị viễn thị có thể gây ra tai nạn khi vận hành các thiết bị nặng hoặc đang lái xe
- Trẻ bị viễn thị phải thường xuyên nheo mắt để tập trung dẫn đến tình trạng nhức đầu và mỏi mắt. Đặc biệt tình trạng này kéo dài ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập của trẻ. Nhiều trường hợp nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến nhược thị ở trẻ.
- Những người viễn thị có nguy cơ tiến triển thành mắt lé, thường sẽ lé vào trong, do sự mất cân bằng giữa quy tụ và điều tiết.
Xem thêm: Sạn vôi ở mắt: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
4. Cách phòng ngừa mắt nhìn gần bị mờ hiệu quả
- Đi khám bác sĩ có chuyên môn khi mắt bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu bất thường.
- Khám mắt định kỳ 6 tháng/lần.
- Ngồi học và làm việc khoa học trong môi trường đầy đủ ánh sáng, đặc biệt những người lớn tuổi làm nghề nail, sửa chữa linh kiện điện tử, thợ bạc.
- Có chế độ ăn uống khoa học với các thực phẩm tốt bổ sung dinh dưỡng cho mắt
- Thường xuyên đeo kính mát, kính râm khi đi ra ngoài trời và tiếp xúc vs ánh mặt trời để bảo vệ mắt.
- Áp dụng quy tắc 20-20-20 trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng máy tính quá nhiều. Nghĩa là cứ 20 phút làm việc thì cần đưa mắt nhìn xa 20 feet (tầm khoảng 6m) trong thời gian 20s. Đồng giới cũng giảm độ sáng màn hình xuống để tránh mắt không bị mệt mỏi và căng thẳng do phải điều tiết quá nhiều.
Xem thêm: Mụn trắng nổi ở mí mắt có sao không? Có điều trị được không?
5. Các giải pháp điều trị
Bạn cần phải khám tại các cơ sở y tế uy tín, chất lượng về chuyên khoa mắt để tìm hiểu chi tiết về tình trạng của bản thân. Đồng thời, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nhãn khoa về cách chăm sóc cho đôi mắt. Điều này sẽ giúp cải thiện tình trạng mắt bị mờ, nhòe triệt để và tránh tạo tật gây nhiều ảnh hưởng xấu đến thị lực.
- Nguyên nhân liên quan đến những bệnh lý về mắt như viêm màng bồ đào, viêm giác mạc, xuất huyết, bong võng mạc,… thì cần phải can thiệp đến dao kéo.
- Đeo kính: Bao gồm kính hai tròng, kính đa tròng và kính đọc sách. Đeo kính là một biện pháp tạm thời dễ bạn dàng để có thể đọc bất cứ thứ gì bạn muốn và nhìn rõ trở lại ở khoảng cách gần, cải thiện thị lực cho người bệnh! Mắt Kính Nam Quang cung cấp nhiều thương hiệu và loại mắt kính khác nhau, vì vậy bạn có thể điều chỉnh thị lực của mình mà vẫn thời trang.
- Phẫu thuật LASIK: LASIK là một cách hiệu quả, không đau để điều chỉnh thị lực một cách triệt để. Hầu hết phẫu thuật khúc xạ để điều trị cận thị, nhưng thực tế thì vẫn chữa được cả viễn thị. Ngoài ra còn có các công nghệ khác tương tự như Phẫu thuật LASEK, Phẫu thuật PRK, Phẫu thuật CK bạn có thể tìm hiểu thêm trên internet.
6. Thực phẩm bổ sung cho người viễn thị
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, đặc biệt là rau, củ, quả có màu đỏ, cam, vàng chẳng hạn như: Cà rốt, cam, bưởi, kiwi, súp lơ xanh, bí đỏ, đu đủ chín, dâu tây… và cá tươi giàu omega – 3 như cá ngừ, cá thu, cá mòi,….
- Hạn chế thức ăn đồ chiên, rán, thực phẩm chế biến sẵn trộn lẫn nhiều chất phụ gia, bảo quản.
- Ngừng hút thuốc lá và hạn chế bia, rượu, cà phê, đồ uống có cồn, chất kích thích,…
- Hạn chế tiếp xúc với các thiết bị điện tử như laptop, máy tính bảng, điện thoại, tivi,… trong khoảng thời gian dài và khoảng cách ngắn.
- Đeo kính mát hoặc đội mũ rộng vành khi đi ngoài đường để tránh tác hại từ ánh sáng mặt trời và bụi bẩn từ môi trường xung quanh.
- Vệ sinh mắt hàng ngày bằng nước muối sinh lý 0.9%.
Hi vọng thông qua bài viết trên của Mắt Kính Nam Quang có thể giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tình trạng mắt nhìn gần bị nhòe. Nếu bạn đang muốn được kiểm tra mắt cũng như tham khảo về các loại kính phù hợp, truy cập ngay vào website: matkinhnamquang.com hoặc số điện thoại: 0933.60.30.38 – 0909.10.99.55 để được Mắt Kính Nam Quang tư vấn nhanh nhất.
Xem thêm:
Chiết suất tròng kính là gì? Nên sử dụng mắt kính chiết suất nào?
Khoảng cách đồng tử là gì (PD)?
5 lưu ý quan trọng khi chọn gọng kính