Lẹo mắt là một bệnh thường gặp ở mắt. Thế nhưng không phải ai cũng biết lẹo mắt là gì cho tới khi bản thân hay người thân bị mắc bệnh. Vì thế bài viết dưới đây Mắt kính Nam Quang sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lẹo mắt là gì, các biểu hiện của bệnh hay cách chữa như thế nào.
1. Lẹo mắt là gì?
Bệnh còn được gọi với một cái tên khác là mụn lẹo. Lẹo mắt là tình trạng mắt xuất hiện nốt to giống như mụn, có mủ bên trong. Nó có thể hình thành ở cả bên trong và bên ngoài mi mắt.
Một vài trường hợp, mụn lẹo có thể tự hết sau vài ngày. Nhưng trong thời gian bị lẹo mắt, người bị có thể chườm miếng vải đã ngâm qua nước ấm lên vết lẹo để giảm sưng và đau.
Lẹo mắt được gây ra do tuyến Zeiss bị áp xe hóa, nằm ở chân lông mi. Thương người bệnh sẽ có các triệu chứng như sưng, đỏ, đau, nóng và bệnh sẽ phát triển nhanh tới mức sưng to cả mi mắt. Thường sau 3-4 ngày mủ ở trong lẹo có thể tự vỡ ra. Đây là bệnh có khả năng dễ tái phát.
Lẹo mắt được chia làm 3 loại:
- Lẹo mắt bên ngoài mí mắt: Mụn lẹo mọc ở bên ngoài bờ mi. Gây ra do nhiễm trùng từ tuyến Zeiss.
- Lẹo mắt bên trong mí mắt: Mụn lẹo mọc ở bên trong bờ mi. Do nhiễm trùng từ tuyến Meibomius gây ra.
- Đa lẹo: có rất nhiều mục lẹo ở trên một hoặc cả hai mi, có trường hợp ở cả hai bên mắt.
>>> Xem thêm: 7 nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng bị ngứa mắt vào ban đêm
2. Lẹo mắt và nguyên nhân gây bệnh
Lẹo mắt là một tình trạng viêm nhiễm cấp tính ở mí mắt, thường gây đau, sưng đỏ và khó chịu. Nguyên nhân chính gây ra lẹo mắt là do vi khuẩn, chủ yếu là tụ cầu khuẩn, xâm nhập vào nang lông mi hoặc tuyến dầu Meibomius.
Các yếu tố góp phần gây ra lẹo mắt:
- Vi khuẩn: Tụ cầu khuẩn là thủ phạm chính gây ra lẹo mắt. Vi khuẩn này thường sống trên da và có thể xâm nhập vào nang lông mi khi vệ sinh mắt không sạch sẽ.
- Vệ sinh kém: Không rửa tay trước khi chạm vào mắt, sử dụng mỹ phẩm không sạch hoặc quá hạn, đeo kính áp tròng không đúng cách đều có thể làm tăng nguy cơ bị lẹo mắt.
- Mụn trứng cá: Người bị mụn trứng cá có nguy cơ cao bị lẹo mắt hơn do vi khuẩn dễ dàng lây lan từ da mặt lên mí mắt.
- Viêm bờ mi: Viêm bờ mi mãn tính tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng, dẫn đến lẹo mắt.
- Sức đề kháng kém: Người có sức đề kháng kém, thường xuyên mắc các bệnh mãn tính cũng dễ bị lẹo mắt.
Các yếu tố nguy cơ khác:
- Tiếp xúc với hóa chất: Tiếp xúc với hóa chất, khói bụi có thể gây kích ứng mắt và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
- Mắt khô: Mắt khô làm giảm khả năng tự làm sạch của mắt, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Dị ứng: Dị ứng khiến mắt ngứa, người bệnh thường xuyên dụi mắt, làm trầy xước da và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
- Mệt mỏi, căng thẳng: Mệt mỏi, căng thẳng làm giảm sức đề kháng của cơ thể, dễ bị nhiễm trùng
3. Bệnh lẹo mắt có những triệu chứng gì?
Các triệu chứng của bệnh lẹo mắt thể hiện khá rõ và tương đối dễ nhận biết. Sau đây là một số dấu hiệu rõ ràng nhất của lẹo mắt:
- Sưng đỏ: Vùng da quanh lông mi bị sưng lên, đỏ và đau nhức.
- Mụn mủ: Xuất hiện một hoặc nhiều mụn mủ nhỏ ở bờ mi, có thể có đầu trắng hoặc vàng.
- Ngứa: Cảm giác ngứa khó chịu ở vùng mắt bị lẹo.
- Đau nhức: Đau nhức tăng lên khi chớp mắt hoặc ấn vào vùng bị lẹo.
- Nhạy cảm với ánh sáng: Ánh sáng mạnh có thể khiến mắt bị lẹo đau rát hơn.
- Cảm giác có vật lạ trong mắt: Có thể cảm thấy như có cát hoặc bụi trong mắt.
- Khó mở mắt: Mí mắt sưng nề khiến việc mở mắt trở nên khó khăn.
Một số lưu ý khi nhận thấy các dấu hiệu của lẹo mắt:
- Lẹo mắt thường xuất hiện ở một bên mắt và chỉ ảnh hưởng đến một vùng nhỏ trên mí mắt.
- Triệu chứng có thể tăng dần trong vài ngày đầu và thường tự khỏi sau 7-10 ngày nếu được chăm sóc đúng cách.
- Nếu lẹo mắt không thuyên giảm hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, bạn nên đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.
>>> Giải đáp: Mí mắt bị sưng có phải là hiện tượng đáng ngại không?
4. Cách chữa lẹo mắt tại nhà
Lẹo mắt là một bệnh thường gặp ở mắt nhưng lại là một bệnh vô hại, và thường tự khỏi chỉ sau 1 vài ngày hoặc 1 tuần. Thế nhưng khi bị lẹo mắt thì người bệnh cũng gặp không ít phiền phức. Vậy nên, chúng tôi sẽ chỉ có mỗi một vài cách giúp mụn lẹo nhanh tan tại nhà.
Vệ sinh mí mắt
Việc vệ sinh và làm sạch mí mắt là việc đầu tiên khi lẹo xuất hiện. Một số hướng dẫn từ chuyên gia giúp bạn vệ sinh mắt tốt hơn:
- Bạn có thể dùng nước muối sinh lý, lấy một miếng bông thấm nước rồi vệ sinh khu vực có mụn lẹo. Sau đó, rửa lại bằng nước ấm và vỗ nhẹ nhàng cho mau khô.
- Trong quá trình vệ sinh mí mắt, bạn phải rửa tay sạch ngay cả trước và sau khi động chạm tới khu vực lẹo.
- Lưu ý không được dùng chung khăn mắt với người khác và tốt nhất nên có riêng đồ vệ sinh cá nhân để sử dụng.
- Trong thời gian bị lẹo ở mắt thì nên hạn chế trang điểm, kẻ viền mắt hay có bất kỳ tác động nào tới mắt. Bởi nếu bị hóa chất có trong mỹ phẩm tiếp xúc tới mụn lẹo sẽ khiến bạn lâu khỏi hơn. Nên kiểm tra lại các loại mỹ phẩm, dụng cụ trang điểm đã cũ thì nên vứt đi, tránh vi khuẩn xâm nhập mà bạn không biết.
- Nếu bạn là người bị cận hay viễn thì hãy sử dụng gọng kính mắt trong thời gian bị lẹo, không nên dùng kính áp tròng vì sẽ làm kéo dài bệnh.
Chườm nước ấm đắp lên chỗ bị lẹo
Để làm tan nhanh vết mụn lẹo, bạn có thể sử dụng một miếng vải sau khi đã thấm nước ấm lên phần mí mắt bị lẹo từ 10 – 15 phút, mỗi ngày đắp 3-4 lượt.
Đây là phương pháp rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng một miếng vải hoặc bông tẩy trang sạch, sau đó nhúng vào nước ấm, vắt khô rồi nhẹ nhàng đặt lên chỗ lẹo mắt.
Chỉ cần đắp 3-4 lần là bạn sẽ thấy phần lẹo mau khô, bớt sưng mà mưng mủ. Nhưng nên cẩn thận và nhẹ nhàng kẻo bị vỡ lẹo. Miếng vải ấm sẽ làm cho lẹo nhanh biến mất mà người bị sẽ giảm bớt đau và sưng đi rất nhiều.
Bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn và các tác nhận bên ngoài.
Thông thường khi bị lẹo mắt bạn nên hạn chế việc ra ngoài vì bảo vệ mắt tránh khỏi bụi bẩn, ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên trong vài trường hợp cần thiết phải ra đường. Bạn nên chú ý mang theo bên mình một chiếc mắt kính bảo hộ hoặc một chiếc kính râm nhé. Vừa bảo vệ mắt vừa tránh mọi người nhìn thấy trạng thái của mình.
>>> Có thể bạn quan tâm: Viêm màng bồ đào là gì?
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn bệnh lẹo mắt cũng như cách chữa trị kịp thời khi mắc bệnh.