Lão thị có mổ được không là một trong những câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất. Lão thị là một hiện tượng thường gặp ở người trung niên và khiến cuộc sống của nhiều người trở nên bất tiện. Trong đó, phẫu thuật lão thị được xem là một giải pháp phổ biến nhất, nhưng liệu nó có thực sự an toàn và hiệu quả? Cùng Mắt kính Nam Quang tìm hiểu những thông tin hữu ích về vấn đề này ngay trong bài viết dưới đây.
Lão thị có mổ được không?
Lão thị có thể mổ được và phương pháp phẫu thuật cũng là một trong những cách phổ biến để cải thiện thị lực cho người bị lão thị. Tuy nhiên, việc có nên phẫu thuật hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, đặc biệt là các tiêu chí về tuổi tác, tình trạng sức khỏe và nhu cầu cá nhân của mỗi người.
- Tuổi tác: Thông thường, người từ 40 tuổi trở lên bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu của lão thị và có thể cân nhắc phẫu thuật.
- Tình trạng sức khỏe: Để tiến hành phẫu thuật lão thị, người bệnh cần có sức khỏe tốt, không mắc các bệnh lý mãn tính như tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp… Hoặc không có các bệnh về mắt khác như đục thủy tinh thể, viêm giác mạc… Trường hợp người bệnh có các bệnh lý được nhắc đến ở trên cần được điều trị trước khi phẫu thuật lão thị.
- Nhu cầu cá nhân: Lão thị có mổ được không còn tùy thuộc vào nhu cầu cá nhân, nếu cảm thấy việc đeo kính quá phiền toái và bất tiện trong công việc hoặc chất lượng cuộc sống, bạn có thể cân nhắc để phẫu thuật cải thiện thị lực.

Các phương pháp mổ lão thị? Ưu và nhược điểm
Có 3 phương pháp mổ lão thị an toàn và đang được áp dụng phổ biến ở các Bệnh viện để cải thiện thị lực cho người bị lão thị bao gồm: Phẫu thuật LASIK, phẫu thuật đục thủy tinh thể, phẫu thuật ghép thủy tinh thể nhân tạo. Mỗi phương pháp sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng, vì vậy bạn cần tìm hiểu kỹ để lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
Phẫu thuật LASIK
LASIK là một trong những phương pháp phẫu thuật khúc xạ phổ biến nhất, sử dụng tia laser để định hình lại giác mạc nhằm cải thiện thị lực. Phương pháp này sẽ sử dụng Laser có bước sóng tử ngoại (193nm) để bào mòn mô giác mạc một cách an toàn, chính xác nhằm thay đổi hình dáng giác mạc, khi đó ánh sáng sẽ hội tụ đúng vào võng mạc và giúp nhìn thấy hình ảnh rõ nét hơn.

Ưu điểm:
- Thời gian phẫu thuật nhanh, chỉ 10-15 phút
- Ít đau, không cần nghỉ dưỡng
- Hiệu quả cao, thị lực được khôi phục khá tốt và nhanh
- Chi phí hợp lý
Nhược điểm:
- LASIK sẽ làm cho giác mạc mỏng hơn, đồng thời không phù hợp với tất cả các trường hợp lão thị, đặc biệt là những người có giác mạc mỏng.
- Có thể xảy ra một số biến chứng như khô mắt, nhiễm trùng, giảm thị lực.
Phẫu thuật Phaco
Đục thủy tinh thể là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh mù lòa. Hiện nay, có nhiều phương pháp phẫu thuật đục thủy tinh thể nhưng phổ biến nhất là phương pháp mổ Phaco, sử dụng sóng siêu âm tách thủy tinh thể đục thành nhiều mảnh nhỏ, tán nhuyễn và dễ dàng hút ra thông qua vết mổ chỉ 2mm.

Ưu điểm:
- Khắc phục cả hai vấn đề: đục thủy tinh thể và lão thị.
- Hiệu quả lâu dài.
- An toàn, ít biến chứng.
Nhược điểm: Thời gian và chi phí phẫu thuật cao hơn so với LASIK.
Phẫu thuật ghép thủy tinh thể nhân tạo
Với sự phát triển của Y học, việc sử dụng thủy tinh thể nhân tạo thay cho thấu kính tự nhiên trong mắt đang dần trở nên phổ biến hơn, giúp người bị lão thị dần khôi phục lại thị lực. Thủy tinh thể nhân tạo bằng silicon hoặc nhựa với thiết kế và hình dáng tương tự như thấu kính tự nhiên sẽ được ghép vào thông qua quá trình phẫu thuật đục thủy tinh thể.

Ưu điểm:
- Khắc phục các vấn đề về thị lực như: Lão thị, cận thị, viễn thị. Giúp mắt nhìn rõ ở cả khoảng cách gần và xa.
- Thủy tinh thể nhân tạo có độ bền cao, có thể sử dụng vĩnh viễn mà không lo bị hao mòn.
- An toàn, ít biến chứng.
Nhược điểm:
- Chi phí tương đối cao.
- Có thể xuất hiện các biến chứng nhưng tỷ lệ rất thấp: mờ mắt, sưng đỏ, xuất huyết tiền phòng, đục bao sau.
Như vậy, mỗi phương pháp phẫu thuật thị lực đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Việc lựa chọn phương pháp phẫu thuật nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, tình trạng sức khỏe, mức độ lão thị và nhu cầu cá nhân của mỗi người. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nhãn khoa để được tư vấn về tình trạng và lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp nhất.
Chi phí mổ lão thị
Chi phí mổ lão thị hiện nay nằm trong khoảng vài chục triệu đồng nhưng không có một con số cố định vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: Tình trạng mắt, phương pháp lão thị, cơ sở thực hiện, vùng miền, … Dưới đây là 3 yếu tố quyết định nhiều nhất đến chi phí phẫu thuật lão thị:
Chi phí cho từng phương pháp phẫu thuật
Chi phí cho từng loại phẫu thuật có sự khác nhau. Trong đó, phẫu thuật LASIK là một trong những phương pháp phổ biến nhất, chi phí thường dao động từ 10 – 40 triệu đồng. Đối với mổ lão thị bằng phương pháp đục thủy tinh thể hoặc ghép thủy tinh thể nhân tạo sẽ có giá thành cao hơn, dao động từ 20 – 50 triệu đồng tùy thuộc vào từng mức độ và loại thủy tinh thể nhân tạo được sử dụng.

Đơn vị thực hiện
Hiện nay, các bệnh viện mắt hoặc các phòng khám mắt tư nhân đều có dịch vụ điều trị lão thị, cận thị bằng phương pháp phẫu thuật. Chính vì vậy, việc lựa chọn các đơn vị thực hiện cũng có ảnh hưởng đến chi phí mổ lão thị. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn các bệnh viện mắt vì đây là những cơ sở y tế uy tín, có đầy đủ trang thiết bị hiện đại và đội ngũ bác sĩ chuyên khoa.
Chi phí phát sinh
Ngoài chi phí phẫu thuật chính, bạn có thể phải chi trả thêm một số khoản phí khác như: khám mắt, thuốc men, chi phí lưu trú, tái khám,… Cần dự trù thêm một khoản chi phí phát sinh khi mổ lão thị
>>> Xem thêm: Top 8 bệnh viện mắt uy tín tại TP.HCM
Những nguy cơ có thể xảy ra
Mặc dù có nhiều phương pháp mổ lão thị bằng công nghệ hiện đại, an toàn, ít đau nhưng bất kỳ cuộc phẫu thuật nào cũng đều sẽ tiềm ẩn một số rủi ro nhất định và phẫu thuật lão thị cũng tương tự như vậy. Bạn cần tìm hiểu kỹ và chuẩn bị tâm lý trước để có thể dự phòng và xử lý các rủi ro này một cách tốt nhất:
Mất thị lực tạm thời hoặc vĩnh viễn
Cảm giác mờ mắt sau khi phẫu thuật lão thị là một trong những tác hại thường gặp nhất, bạn có thể khắc phục bằng thuốc nhỏ mắt để mắt dễ chịu và nhanh chóng hồi phục. Tuy nhiên, có một số trường hợp nghiêm trọng hơn có thể xảy ra đó là mắt sẽ mất thị lực tạm thời hoặc vĩnh viễn. Điều này thường xuất hiện khi quá trình phẫu thuật không đảm bảo an toàn khiến vi khuẩn xâm nhập vào vết mổ hoặc làm tổn thương đến cấu trúc bên trong của mắt.

Biến chứng sau phẫu thuật
Một số biến chứng sau phẫu thuật lão thị có thể xảy ra như: viêm loét giác mạc, vạt giác mạc bị lệch, đục-sẹo giác mạc, thị lực suy giảm,…

Nhiễm khuẩn
Nhiễm trùng mắt sau khi mổ lão thị thường có các biểu hiện như: Đỏ mắt, đau mắt, sưng mắt, chảy nước mắt. Nguyên nhân chính của biến chứng này đó là do vi khuẩn xâm nhập vào vết mổ.
Nhạy cảm với ánh sáng
Phẫu thuật lão thị có thể khiến mắt nhạy cảm hơn với ánh sáng, trong đó tỷ lệ mổ mắt bằng phương pháp phẫu thuật LASIK thường cao hơn. Việc đồng tử co nhỏ sẽ khiến mắt dễ lóa, điều này rất nguy hiểm khi chạy xa trong đêm.
Tăng nhãn áp
Đây cũng là một trong những biểu hiện có thể gặp phải sau khi mổ lão thị. Hiện tượng tăng nhãn áp khiến cho thị lực bị suy giảm đáng kể, thường xảy ra do nhiễm trùng mắt trong quá trình phẫu thuật khiến cho thần kinh thị giác bị tổn thương. Mắt sẽ có những biểu hiện như mờ, nhòe, trở nên nhạy cảm và khó quan sát mọi thứ rõ ràng.

Nên lựa chọn địa chỉ Y tế uy tín để phẫu thuật lão thị, hạn chế tối đa các rủi ro
Mắt kính Nam Quang đã giúp bạn trả lời câu hỏi: Lão thị có mổ được không và những rủi ro có thể xảy ra một cách chi tiết nhất. Như mọi cuộc phẫu thuật khác, việc điều trị lão thị bằng phương pháp phẫu thuật cũng đi kèm với những rủi ro nhất định. Ngoài việc phẫu thuật, bạn có thể lựa chọn các loại gọng kính và tròng kính phù hợp với tình trạng lão thị. Đến Mắt kính Nam Quang để được đo mắt và tư vấn kỹ càng!