Khoảng cách đồng tử là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc lựa chọn tròng kính cho mắt. Ngày nay có rất nhiều cách để đo khoảng cách đồng tử. Vậy làm thế nào để đo khoảng cách đồng tử chính xác nhất? Có thể tự đo khoảng cách đồng tử tại nhà được không. Hãy cùng Mắt Kính Nam Quang tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết về khoảng cách đồng tử.
1. Khoảng cách đồng tử là gì?
Khoảng cách đồng tử đơn vị tính là mm. Là số đo khoảng cách đồng tử, từ mắt phải đến mắt trái trong điều kiện nhìn thẳng tự nhiên. Thông thường khoảng cách đồng tử của mắt người bình thường dao động trong khoảng từ 54-78mm, mắt trẻ em có khoảng cách đồng tử từ 42-57mm.
Kí hiệu trong phiếu đo mắt: KCĐT hoặc PD
2. Tại sao phải đo khoảng cách đồng tử?
Khi kĩ thuật viên cắt kính, mài tròng kính cho khách hàng, ngoài số độ của tròng kính chính xác, người ta cũng cần có số đo của KCĐT để làm kính chính xác hơn. Bởi vì mắt chúng ta có lỗ đồng tử, và tròng kính cũng có tâm, lỗ đồng tử và tâm kính cần nằm trên một trục thẳng để có hình ảnh chính xác nhất.
Đối với một số trường hợp khi làm kính theo phiếu khám mắt của nước ngoài, thường sẽ không có số KCĐT này. Mà kĩ thuật viên mài kính sẽ phải lấy KCĐT trung bình của nam và nữ để cắt kính. Đương nhiên kính đeo sẽ không chính xác nhưng không ảnh hưởng nhiều với sai số chấp nhận được.
Sử dụng tròng kính lệch tâm mắt lâu dài có thể làm mắt bị mỏi, căng thẳng hoặc mắt nhìn không rõ. Độ cân càng cao thì tác hại khi đeo mắt kính lệch tâm mắt càng lớn. Vì vậy số đo này nên thực hiện trong lúc đo mắt.
Một số khách hàng khoảng cách đồng tử là tổng của 2 khoảng cách tính từ giữa sống mũi đến đồng tử mỗi mắt nên sẽ có những bệnh nhân có khoảng cách 2 mắt là khác nhau. Ví đụ người có khuôn mặt không đều, dị dạng Đối với khách hàng lớn tuổi, khoảng cách đồng tử dành cho kính nhìn xa khác với khoảng cách đồng tử của kính nhìn gần vì khi nhìn gần hai đồng tử có xu hướng nhìn chụm vào phía giữa.
3. Cách đo khoảng cách đồng tử
1. Đo bằng máy đo đồng tử
Thông thường sau khi khám mắt, máy đo mắt tự động sẽ cho ra thông số PD ngay trên giấy đo(VD: PD=64). Ngoài ra, trên thị trường có rất nhiều loại máy, thước có chức năng đo khoảng cách đồng tử, nhìn chung máy có chức năng khá đơn giản.
2. Tự đo khoảng cách đồng tử
Dụng cụ chỉ cần một cây thước, và nên đo PD của bạn 2-3 lần để đảm bảo kết quả chính xác
Các bước cơ bản để đo khoảng cách đồng từ tại nhà:
Bước 1: Đứng trước gương và giữ khoảng cách 20cm, giữ thước kẻ milimet theo chiều ngang, ngay mắt và sát với lông mày của bạn
Bước 2: Nhắm mắt phải của bạn lại, dùng mắt trái căn chỉnh vạch số 0 của thước kẻ thẳng hàng với tâm của đồng tử mắt trái.
Bước 3: Không di chuyển thước, nhắm mắt trái lại đồng thời mở mắt phải. Tìm vạch milimet trên thước thẳng hàng với tâm con ngươi mắt phải. Ghi lại số đo mà bạn nhìn thấy được và đây chính là khoảng cách đồng tử mắt của bạn.
Bước 4: Một số trường hợp có PD không đều nhau, vì thế bạn nên thử thêm bước 4 này. Đo lần lượt khoảng cách từ hai đồng tử đến giữa mũi để chắc chắn rằng nếu bạn có hai PD (OD & OS).
Ngoài ra, bạn có thể nhờ 1 người bạn để đo giúp:
- Yêu cầu bạn nhìn thẳng người đo, đứng trước mặt khoảng cách 40-50 cm
- Đặt thước ngay trước mắt và canh 0mm ở đồng tử mắt 1 bên, bạn nhìn vào từng bên mắt của người đo để đồng tử vào vạch thước tự nhiên
- Người đo sẽ nhìn thấy khoảng cách là bao nhiêu mm. Sau khi đánh dấu, bạn sẽ biết khoảng cách đồng tử của mình là bao nhiêu.
Trên đây là toàn bộ thông tin về khoảng cách đồng tử và cách đo khoảng cách đồng tử mà Mắt Kính Nam Quang tổng hợp. Hy vọng với những thông tin hữu ích mà chúng tôi cung cấp, bạn có thể dễ dàng thực hiện đo khoảng cách đồng tử.
Nếu bạn muốn đo khoảng cách đồng tử bằng máy để tăng độ chính xác, liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline 0909.10.99.55 – 0933.60.30.38 hay đến trực tiếp cửa hàng tại địa chỉ.
CN1: 670 Sư Vạn Hạnh, P.12, Quận 10, HCM,
CN2: 418 Phan Xích Long, P.2, Quận Phú Nhuận, HCM.