Khám mắt định kỳ là một phần quan trọng trong sức khoẻ y tế dự phòng. Một số vấn đề của mắt không có biểu hiện rõ ràng, do đó bạn khó có thể biết được tình trạng thực tế đôi mắt của mình. Việc chẩn đoán và có những biện pháp hỗ trợ sớm cho đôi mắt và các vấn đề về tầm nhìn có thể giúp tránh được những tật, bệnh về mắt, đặc biệt là mất năng lực thị giác.
Vì sao nên đi khám mắt định kỳ
Khám mắt sớm và thường xuyên sẽ có nhiều lợi ích cho tầm nhìn của bạn. Mắt Kính Nam Quang xin liệt kê 6 lợi ích phổ biến của việc đi khám mắt định kỳ:
- Khám mắt định kỳ giúp bạn phát hiện sớm những bệnh, tật về mắt.
- Hạn chế được trường hợp suy giảm thị lực với những trường hợp đã mắc bệnh tật về mắt.
- Tránh việc đeo kính nhưng không trải qua các bước kiểm tra mắt, dễ dẫn tới tình trạng mắt kính đeo không phù hợp với bệnh của mắt.
- Được tư vấn để nắm đúng tình trạng của mắt, lựa chọn tròng và gọng kính phù hợp, biết được các phương pháp để bảo vệ mắt đúng cách.
- Đối tượng trẻ em và người lớn tuổi, đôi mắt chưa ổn định hoặc gặp các vấn đề do tuổi tác càng cần được kiểm tra thường xuyên hơn để dự phòng.
- Giới văn phòng, người hay tiếp xúc với thiết bị điện thoại, máy vi tính cần được bảo vệ mắt thường xuyên. Bất kỳ biểu hiện bất thường nào của đôi mắt của gây ra ảnh hưởng tới công việc và sinh hoạt hàng ngày của bạn.
Khi nào thì nên đi khám mắt.
Chúng ta sử dụng mắt hàng ngày như một thói quen, nên đôi khi việc chăm sóc sức khoẻ mắt không được lưu tâm. Chỉ khi gặp bất cứ một thay đổi nào đó về tầm nhìn, hoặc gặp các biểu hiện đau nhức, thì đôi mắt mới nhận được sự quan tâm cần thiết. Tuy nhiên khi mắt có những biểu hiện bất thường (nếu thực sự có bệnh mắt), thì đồng nghĩa là đôi mắt bạn đã phải chịu đựng trong một thời gian dài. Các biểu hiện và triệu chứng phổ biến của mắt thường gặp là:
Hình ảnh vật thể không rõ nét khi đôi mắt không khoẻ mạnh
- Mắt mờ, không nhìn rõ chi tiết vật thể, khi vật đặt ở một khoảng cách nhất định so với mắt.
- Hình ảnh lượn sóng
- Khó nhìn vào ban đêm
- Nhạy cảm với ánh sáng, dễ mỏi mắt
- Đau mắt, mỏi mắt
- Nhức đầu thường xuyên
- Hình ảnh nhân đôi
Một số tật khúc xạ như cận thị, viễn thị, loạn thị cũng gia tăng trong thời gian gần đây, do cuộc sống hiện đại, sử dụng điện thoại, máy tính tần suất cao dễ tạo ra những thói quen xấu gây hại tới mắt.
Những nhóm dễ nhạy cảm và có vấn đề về mắt nhất là: trẻ em, người cao tuổi, dân văn phòng và thanh thiếu niên.
Với mỗi nhóm, nên có kế hoạch khám mắt định kỳ phù hợp:
Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi cần được thăm khám để xác định sớm các tật như cận thị bẩm sinh, mắt lé. Điều này giúp cha mẹ hiểu hơn về đôi mắt của trẻ, có kế hoạch hỗ trợ trẻ phát triển sức khoẻ đôi mắt từ sớm.
Trẻ em có đôi mắt nhạy cảm, cần thường xuyên kiểm tra, thăm khám
Dân văn phòng, thanh thiếu niên là đối tượng chịu ảnh hưởng của ánh sáng xanh từ màn hình máy tính, hay chính tư thế ngồi sai dễ dẫn tới những tật phổ biến về mắt: cận thị, viễn thị, loạn thị. Do đó, cứ mỗi 6 tháng một lần, bạn nên tới các cơ sở khám mắt uy tín và có đầy đủ trang thiết bị và bác sĩ để được thăm khám.
Với người cao tuổi, việc mắt lão hoá và gặp vấn đề về tầm nhìn là điều khó thể tránh khỏi. Tuy nhiên để hạn chế những biến chứng nghiêm trọng về mắt, người cao tuổi cũng cần phải lưu tâm tới việc khám định kỳ. Đối với người trưởng thành, nói chung 1 năm tối thiểu nên khám mắt định kỳ 1-2 lần.
Khám mắt định kỳ là khám những gì?
Với mỗi biểu hiện của mắt, các chuyên gia sẽ tiến hành những kiểm tra và đánh giá khác nhau. Ở đây, Mắt Kính Nam Quang sẽ đưa ra những hạng mục thăm khám cơ bản trong quá trình bạn đi khám mắt tại các cơ sở y tế, hoặc các nhà kính thuốc chuyên nghiệp.
Thăm khám mắt tại các cơ sở uy tín với các trang thiết bị đầy đủ
- Lịch sử khám mắt và sử dụng kính: Hiện trạng đôi mắt có thể là kết quả của hàng loạt những nguyên nhân trước đó. Có thể bạn sử dụng mắt trong điều kiện thiếu sáng, sử dụng mắt quá sức mà không có nghỉ ngơi, đeo sai độ kính… Tất cả đều có thể là cơ sở để chuyên gia đánh giá tình trạng đôi mắt của bạn.
- Kiểm tra tầm nhìn: Bạn sẽ cần phải làm bài test về khả năng nhìn rõ của mắt. Thông thường, bạn sẽ trải qua bước kiểm tra đọc chữ trên một biểu đồ ở khoảng cách gần và xa.
Kiểm tra sơ bộ tình trạng mắt: Các bác sĩ có thể sẽ kiểm tra những đặc điểm trên mắt của bạn, đánh giá chức năng và sức khoẻ đôi mắt. Bước này có thể sẽ thông qua các bài đánh giá nhận thức chiều sâu của mắt, tầm nhìn về màu sắc, chuyển động của các cơ mắt, phản ứng của mắt với ánh sáng…
- Keratometry – Đo độ cong giác mạc: Độ cong giác mạc được xác định bằng các sử dụng một thiết bị, chiếu tia sáng tròn, chiếu vào giác mạc và đo phản xạ của tia sáng. Đây là một bài kiểm tra giúp xác định được tương đối số độ của tròng kính hoặc kính áp tròng.
Xác định tâm thấu kính, đảm bảo tầm nhìn của người đeo
- Đo khúc xạ: Một cách nữa để đánh giá được chính xác số độ của tròng kính, cho tất cả các tật khúc xạ như cận thị, viễn thị, loạn thị, là đo khúc xạ.
Đo khúc xạ bao gồm 2 bước, đo khúc xạ khách quan và chủ quan. Để đo khúc xạ khách quan, các chuyên gia và bác sĩ sẽ sử dụng một thiết bị để soi bóng đồng tử và chụp khúc xạ. Với đo khúc xạ chủ quan, bạn sẽ được đeo kính thử, chuyên gia sẽ lần lượt kiểm tra cảm giác của mắt với các tròng kính với số độ thay đổi để lựa chọn ra độ kính phù hợp với mắt bạn nhất mà không tạo ra hiệu ứng phụ như đau đầu, chóng mặt.
Tóm lại, việc kiểm tra định kỳ chính là xác định được tình trạng của mắt thông qua một loạt các phương pháp, công cụ với chuyên môn và kinh nghiệm của các bác sĩ. Điều này hoàn toàn khoa học và giúp bạn hiểu đúng về tình trạng của mắt và xác định được kế hoạch chăm sóc mắt, cũng như lựa chọn các sản phẩm mắt kính cho phù hợp. Hãy đảm bảo một sự đầu tư đúng đắn cho cửa sổ tâm hồn của mình nhé!