1. Cận thị có đeo kính mát được không?
Câu trả lời là có! Hiện nay, công nghệ phát triển nhiều đã giúp cho những người có tật khúc xạ về mắt như cận, viễn và loạn thị có thể sử dụng kính mát khi ra ngoài trong thời tiết nắng chói chang. Giúp bạn không còn phải nheo nheo mắt vừa khó chịu vừa ảnh hưởng xấu đến mắt do ánh nắng mặt trời. Trong những phát minh về gọng kính cận đó có:
- Kính mát có độ
- Tròng kính đổi màu
- Gọng kính cận 2 lớp
- Kính râm kẹp
2. Ưu và nhược điểm của những loại kính mát cho người cận thị:
Bởi vì người có tật khúc xạ, đang phải đeo kính để hỗ trợ thị giác, vì vậy mỗi sản phẩm đều có ưu điểm nhược điểm riêng chứ không hoàn toàn thoải mái như mắt thường được.
- Kính mát có độ: Là công nghệ nhuộm màu tròng kính sẽ giúp tròng kính trong suốt thành kính mát hoàn toàn có độ cận, khi nhìn qua trông như kính mát thông thường, tròng kính có đa dạng màu sắc thời trang cho khách hàng lựa chọn. Nhược điểm là khi trong nhà ta lại không dùng được, vì vậy sẽ phải có một kính trong suốt riêng
- Tròng kính đổi màu: Tự động trong suốt khi ở trong nhà và thành kính râm khi gặp ánh nắng, loại này rất tốt và còn mới nhưng thời gian chuyển màu từ trong suốt sang râm mát hay ngược lại vẫn còn chậm. Đây là tròng kính ngày càng phổ biến về tính tiện dụng và thời trang của nó, có điều độ đậm khi đổi màu hiện nay vẫn chưa được như nhiều người mong muốn.
Xem thêm: Tròng kính đổi màu: Công dụng, ưu, nhược điểm và mức giá
- Kính râm kẹp: Gần tương tự với gọng kính 2 lớp, sản phẩm kính kẹp mặc dùng khá phù hợp nhưng không đồng bộ với gọng mà bạn đang đeo, đi kèm chất lượng kém tại phần chốt cài.
Kính râm kẹp kính cận
- Gọng kính 2 lớp: Đơn giản nhất trong bài viết mình muốn nói đến đó là khi bình thường ta đeo gọng thường, khi muốn có kính mát ta ốp lớp kính phân cực vào vừa nhanh vừa tiện lợi. Với lớp tròng phân cực bên ngoài có chức năng chống tia UV, chống sáng chói của ánh nắng rất tốt vừa đảm bảo cho đôi mắt bạn vừa râm mát vào những ngày ra đường nắng cực. Nhược điểm là bạn phải bảo quản lớp kính mát cẩn thận vì sẽ tháo ra vào thường xuyên. Nếu làm mất, sẽ không có để thay thế.
Phần kính phân cực gắn ngoài sử dụng nam châm hút và 1 móc cài ngay giữa giúp gắn vào gọng kính chắc chắn hơn, tránh bị rơi.
Về kiểu dáng những chiếc gọng kính 2 lớp đều đa dạng như các gọng kính thường khác, có gọng kính vuông to, gọng chữ nhật dài, hay gọng kính tròn.
Xem thêm:
5 lưu ý quan trọng khi chọn gọng kính
3 cách chỉnh gọng kính cận bị rộng, chật hiệu quả tại nhà
Đeo kính cận bị chóng mặt – Nguyên nhân và cách khắc phục
4 yếu tố làm kính mỏng với số độ cao
Chiết suất tròng kính là gì? Nên sử dụng mắt kính chiết suất nào?