Cận thị và viễn thị là hai bệnh lý liên quan đến tật khúc xạ ở mắt. Cùng với sự phát triển của các thiết bị điện tử, số lượng người mắc hai bệnh lý này đang ngày một tăng cao. Để hiểu rõ hơn về hai bệnh lý cận thị và viễn thị này, hãy cùng Mắt Kính Nam Quang tìm hiểu cận thị và viễn thị khác nhau như thế nào qua bài viết dưới đây.
I. So sánh tật khúc xạ viễn thị và cận thị
1. Giống nhau
Nhìn chung, cận thị và viễn thị đều là tật khúc xạ ở mắt. Vì thế, chúng đều có một vài triệu chứng tương tự nhau như:
- Bệnh nhân sẽ thường xuyên mỏi mắt, đặc biệt là khi bạn căng thẳng, buộc mắt phải tập trung nhìn các vật ở gần hay ở xa trong thời gian dài.
- Bệnh nhân thường xuyên nheo mắt để nhìn các vật rõ nét hơn.
- Bệnh nhân bị đau đầu do mỏi mắt gây ra.
- Bệnh nhân nhạy cảm với ánh sáng hơn mắt thường.
2. Khác nhau
Cận thị và viễn thị khác nhau ở những triệu chứng sau:
- Cận thị: Người bệnh không nhìn rõ được những các vật ở xa. Người bệnh phải đọc sách, xem TV ở khoảng cách gần đến rất gần.
- Viễn thị: Người bệnh phải đưa vật thể ra xa để nhìn rõ hơn, cảm thấy đau đầu khi nhìn vật ở gần.
II. Phân loại mức độ nguy hiểm
Đơn vị Diop là đơn vị được dùng chung cho cả hai bệnh lý cận thị và viễn thị. Tuy nhiên, cách ghi lại có sự khác biệt, trong đó, dấu + phía trước số độ dùng để biểu thị tật viễn thị và dấu – dùng để đo tật cận thị.
Ngoài ra, mức độ cận và viễn thị cũng có sự khác biệt tương đối:
Cận thị | Viễn thị | |
Mức độ nhẹ | Dưới -3 Diop | Dưới +2 Diop |
Mức độ trung bình | Từ -3 đến -6 Diop | Từ +2 đến +5 Diop |
Mức độ nặng | Trên -6 Diop | Trên +5 Diop |
Tuỳ theo mức độ cận/ viễn thị của mắt, bệnh nhân sẽ chịu những ảnh hưởng nhất định. Độ cận hoặc viễn càng cao thì tầm nhìn của mắt sẽ càng giảm.
Đối với bệnh nhân cận/ viễn ở mức độ nhẹ, người bệnh thường chỉ gặp một số khó khăn trong sinh hoạt bình thường, không quá nguy hiểm đến mắt.
Ở mức độ trung bình, bệnh nhân sẽ có tầm nhìn giảm đáng kể, phải thường xuyên đeo kính và phải đối mặt với một số khó khăn nhất định trong sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là hoạt động thể thao.
Những bệnh nhân mắc tật khúc xạ ở mức độ nặng thường có mắt rất yếu, dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm cho mắt, thậm chí là mù loà.
>>> Xem thêm: Cắt kính cận hết bao nhiêu tiền? Bao gồm những chi phí nào?
III. Nguyên nhân gây ra tật khúc xạ viễn/cận thị
Nhìn chung, mặc dù đều là tật khúc xạ ở mắt nhưng bệnh cận thị và viễn thị có nguyên nhân gây bệnh khá khác biệt:
Cận thị | Viễn thị | |
Giống nhau | Có thể di truyền từ bố hoặc mẹ | |
Khác nhau |
|
|
IV. Tác hại của bệnh cận thị và viễn thị
Bệnh cận thị và viễn thị đều có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm cho mắt, thậm chí là mù loà nếu chúng diễn biến nặng hơn.
Một số biến chứng của bệnh cận thị mà người bệnh thường gặp là:
- Bong võng mạc, rách võng mạc
- Đục thủy tinh thể
- Thoái hóa điểm vàng
- Tăng nhãn áp
Các biến chứng phổ biến của người mắc bệnh viễn thị:
- Nhược thị
- Lác (lé) mắt
Dù là biến chứng do cận thị hay viễn thị thì chúng đều khá nguy hiểm, có khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Ngoài ra, nếu người bệnh không phát hiện và điều trị kịp thời, các biến chứng trên hoàn toàn có thể phát triển mạnh, dẫn đến mù lòa.
>>> Xem thêm: Top những cách chữa mắt lồi cận thị hiệu quả nhất
V. Cách khắc phục và điều trị tật khúc xạ ở mắt
Cách điều trị bệnh cận thị và viễn thị rất giống nhau, chủ yếu bao gồm những cách sau:
1. Đeo kính gọng hoặc kính áp tròng để hạn chế lên độ
Đeo kính có thể giúp tình trạng cận hoặc viễn được giữ nguyên hoặc giảm đi nếu dùng đúng loại kính phù hợp. Có 2 loại kính chủ yếu được dùng cho người bị cận và viễn thị là: thấu kính phân kỳ (kính lõm dành cho người bị cận) và kính hội tụ (kính lồi dành cho người bị viễn thị).
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng kính áp tròng để khắc phục thị lực cho mắt nhưng lưu ý, bạn cần phải giữ vệ sinh sạch sẽ, nghiêm túc tuân thủ cách dùng và thời gian sử dụng nếu không, kính áp tròng có thể sẽ gây nhiễm trùng và loét giác mạc cho đôi mắt của chính bạn.
2. Đeo kính áp tròng Ortho-K để giảm cận/ viễn thị
Kính áp tròng Ortho-K là một trong những phương pháp tối ưu giúp điều trị các tật khúc xạ bao gồm cận và viễn thị. Loại kính này thường được ưa chuộng đối với những trường hợp mắc bệnh nhẹ đến trung bình.
Kính áp tròng Ortho-K dùng được cho mọi đối tượng, bao gồm cả trẻ em. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho trẻ, trước khi sử dụng, cha mẹ nên thăm khám và xin tư vấn từ bác sĩ.
3. Phẫu thuật khôi phục thị lực
Phẫu thuật xoá cận thị, viễn thị là một trong những cách khá được ưa chuộng trong những năm gần đây. Phương pháp này có thể giúp người bệnh hoàn toàn thoát khỏi tình trạng “đeo kính mỗi ngày” nhờ công nghệ, kĩ thuật hiện đại. Tuy nhiên, chi phí cho phương pháp này cũng khá đắt đỏ.
4. Cách ngăn ngừa bệnh cận thị và viễn thị
Cận thị và viễn thị là hai bệnh khúc xạ rất khó chữa dứt điểm. Vì thế, chúng ta cần phải có những biện pháp chủ động phòng ngừa. Chẳng hạn như để mắt được nghỉ ngơi sau khoảng 30 – 45p làm việc liên tục bằng cách nhìn ra xa trong vòng 5 – 10p.
Xây dựng những thói quen hàng ngày tốt cho mắt:
- Đặt bàn học ở nơi có đầy đủ ánh sáng, đặc biệt là ánh sáng tự nhiên.
- Luyện tập tư thế ngồi học đúng cho trẻ em ngay từ khi còn nhỏ, tránh việc cúi sát, gây ra cận thị.
- Ngủ sớm, dậy sớm.
Thường xuyên chú ý bổ sung dinh dưỡng tốt cho mắt, bao gồm:
- Vitamin A: Xuất hiện chủ yếu trong trứng gà, sữa, gan động vật và các loại rau củ như rau dền, cà chua, cà rốt, mồng tơi, đu đủ, gấc,..
- Kẽm: Một số thức ăn chứa nhiều kẽm là: thịt bò, thịt gà, sò, lòng đỏ trứng gà,…
- Beta carotene: chủ yếu nằm ở rau, củ quả có màu vàng, cam hay xanh đậm như: cà rốt, bí đỏ, đu đủ, khoai lang,…
- Selen: là chất đảm bảo sự ổn định của thị lực, chủ yếu có trong các loại cá, hải sản và hạt
- Các loại Vitamin B: Chủ yếu có trong các loại thực phẩm như thịt nạc, gà, bò, các loại đậu, rau màu xanh đậm và các loại trứng, sữa,…
- Thường xuyên tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời phòng chống các tật khúc xạ cận, viễn, loạn thị,…
- Sử dụng kính cận/viễn đúng cách, thường xuyên tái khám kiểm tra lại độ cận, viễn sau 6 tháng – 1 năm. Việc khám mắt định kỳ sẽ giúp bạn kiểm soát tật khúc xạ qua thời gian, đồng thời, sớm phát hiện biến chứng nguy hiểm nếu có nhằm chữa trị kịp thời, bảo đảm sức khỏe cho đôi mắt.
Tóm lại, viễn thị và cận thị đều là tật khúc xạ ở mắt, có thể gây ra những trở ngại đáng kể cho người bệnh. Chính vì thế, chúng ta cần chủ động phòng ngừa bệnh cận và viễn thị càng sớm càng tốt.
Mắt Kính Nam Quang hi vọng rằng đây sẽ là bài viết hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa cận thị và viễn thị. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tật khúc xạ ở mắt, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua website matkinhnamquang.com hoặc hotline 0909.10.99.55 – 0933.60.30.38 để được giải đáp và tư vấn cụ thể hơn.