Viêm kết mạc mắt trẻ sơ sinh là hiện tượng viêm kết mạc chảy dịch hoặc mủ do các chất hóa học kích thích hay bị nhiễm trùng, tổn thương do nhiều vi sinh vật và tác nhân xấu từ môi trường sống. Đây là một bệnh lý khá phổ biến và ít gây nguy hiểm nếu được xử lý đúng cách, kịp thời.
Để biết thêm thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu và cách cải thiện tình trạng viêm kết mạc mắt trẻ sơ sinh, hãy cùng Mắt kính Nam Quang tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết dưới đây.
Trẻ sơ sinh thường bị bệnh viêm kết mạc mắt
1. Các triệu chứng của bệnh viêm kết mạc mắt ở trẻ sơ sinh
Kết mạc mắt được hiểu là một màng mỏng, trong suốt, sáng bóng để bảo vệ toàn bộ bề mặt nhãn cầu và mặt trong của mi mắt. Kết mạc giúp cho nhãn cầu nhìn thấy dễ dàng mà không làm tổn thương đến giác mạc, ngoài ra khi mắc bệnh này vai trò bảo vệ sẽ làm cho lớp màng kết mạc ít bị tổn thương hơn.
Vi khuẩn này có thể dễ dàng xâm nhập và gây bệnh từ môi trường, đặc biệt là do trẻ hay dụi mắt hoặc vệ sinh mắt cho trẻ không tốt. Trẻ em mắc phải bệnh viêm kết mạc mắt có thể do các tác nhân gây bệnh sau: lậu cầu hoặc Chlamydia trachomatis sinh dục lây truyền khi sinh. Ngoài ra, bệnh viêm kết mạc mắt cũng có thể lây truyền từ mẹ ngay cả khi người mẹ không có những triệu chứng của bệnh.
Tùy thuộc vào các nguyên nhân gây bệnh mà trẻ sơ sinh bị viêm kết mạc mắt sẽ có những triệu chứng khác nhau, phổ biến nhất là: đau, ngứa mắt, đỏ và sưng kết mạc mắt, chảy nước mắt thường xuyên, giảm thị lực, trẻ nhạy cảm hơn với ánh sáng, phù mi mắt, xuất hiện dịch màu vàng đặc, màu trắng hoặc xanh lá cây ở mắt,…
- Nếu bị viêm kết mạc mắt do lậu: Có biểu hiện sớm sau sinh từ 1 – 3 ngày dưới dạng giả mạc, chảy mủ và dễ gây viêm mủ giác nặng.
- Nếu bị viêm do Trachomatis sinh dục: Có biểu hiện sau sinh muộn nhất từ 5 – 19 ngày như: chất tiết mủ, không giả mạc, dễ để lại sẹo và sinh màng máu.
Tuy nhiên, khi trẻ có những dấu hiệu bất thường trên, các bậc cha mẹ cần phải đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa mắt sớm nhất. Bởi bệnh viêm kết mạc không quá nặng nhưng nếu kéo dài trên 2 tuần không có dấu hiệu phục hồi, bệnh rất dễ trở nặng.
Viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh
2. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến viêm kết mạc mắt trẻ sơ sinh
Thông qua các tác nhân gây bệnh cụ thể, viêm kết mạc mắt ở trẻ thường được chia thành 4 thể sau:
2.1. Viêm kết mạc do nấm Chlamydia gây ra
Nấm Chlamydia là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh về da và các cơ quan khác ngoài cơ thể, thường gặp nhất là viêm kết mạc và nhiễm trùng cơ quan sinh dục. Nấm này được lây nhiễm bệnh viêm kết mạc mắt từ người mẹ sang cho trẻ sơ sinh dù người mẹ không có triệu chứng nào.
Sau khi sinh từ 5 – 12 ngày, trẻ mắc bệnh viêm kết mạc mắt này sẽ gặp các triệu chứng như: mí mắt sưng tấy, đỏ mắt, xuất hiện dịch mủ,… Hầu hết trẻ em bị viêm kết mạc mắt do nấm Chlamydial cũng có xuất hiện các triệu chứng nhiễm trùng ở một vài bộ phận khác của cơ thể. Lưu ý, bệnh xảy ra ở đường hô hấp rất có thể lây nhiễm sang cho phổi cũng như vòm họng.
2.2. Bệnh viêm kết mạc do lậu cầu gây nên
Viêm kết mạc do lậu cầu là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra, chúng lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục. Trẻ sơ sinh gặp phải tình trạng này chủ yếu là do lây nhiễm từ người mẹ trong quá trình mang thai và sinh nở.
Bệnh nhân mắc bệnh viêm kết mạc mắt do lậu cầu thường có triệu chứng rất sớm như: mắt đóng dày mũ, đỏ mắt, đau nhức trong mắt, sưng mí mắt,… Cần phải đưa trẻ đi thăm khám, điều trị sớm bởi lậu cầu sẽ có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng khác như viêm não, viêm màng não và nhiễm trùng máu,…
Mắt trẻ sơ sinh đóng dày mũ
2.3. Viêm kết mạc do bị dị ứng với thuốc nhỏ mắt
Mắt là cơ quan rất nhạy cảm, đặc biệt là của trẻ sơ sinh do chưa quen tiếp xúc với môi trường ngoài cơ thể mẹ, hệ miễn dịch kém và khả năng chống lại các vi sinh vật gây bệnh kém.
Vì vậy, việc lựa chọn sản phẩm bảo vệ, tăng cường các chức năng mắt hay thuốc nhỏ mắt đều có thể gây tổn thương đến giác mạc của trẻ, dẫn đến viêm kết mạc mắt. Nhưng trong hầu hết các trường hợp dị ứng với các loại thuốc nhỏ mắt, gây ra những triệu chứng viêm kết mạc mắt không quá nghiêm trọng.
2.4. Bị viêm kết mạc do vi khuẩn và các virus khác
Bên cạnh 2 chủng gây viêm kết mạc mắt nhiều nhất là Chlamydia và Neisseria, các vi khuẩn, virus gây hại lây nhiễm cho trẻ trong quá trình sinh nở cũng có thể gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như thị lực của trẻ.
Dựa vào các triệu chứng bệnh và chẩn đoán của bác sĩ để có thể xác định chính xác nguyên nhân gây viêm kết mạc mắt, từ đó việc điều trị sẽ mang lại hiệu quả hơn.
Xem thêm:
- Vệ sinh và chăm sóc mắt cho trẻ sơ sinh như thế nào là đúng cách?
- Tổng hợp 6 nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng bị ngứa mắt vào ban đêm
3. Phương pháp điều trị hiệu quả cho trẻ bị viêm kết mạc mắt
Vệ sinh mắt cho trẻ mắc bệnh viêm kết mạc
Dựa vào các nguyên nhân gây nhiễm cùng với khắc phục triệu chứng, điều trị viêm kết mạc mắt sẽ như sau:
3.1. Điều trị viêm kết mạc mắt do vi khuẩn
Phương pháp điều trị hiệu quả với tác nhân gây bệnh là vi khuẩn, nên sử dụng thuốc kháng sinh dạng tra kết hợp cùng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc uống tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng.
3.2. Điều trị viêm kết mạc mắt do virus
Với tác nhân gây bệnh là virus, thuốc kháng sinh sẽ không thể đem lại hiệu quả điều trị tốt, nhưng vẫn cần sử dụng nếu xảy ra nguy cơ bị bội nhiễm.
3.3. Điều trị viêm kết mạc mắt do bị dị ứng
Khi dấu hiệu viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh nghiêm trọng nên đến bác sĩ
Đối với dạng viêm sưng kết mạc mắt do dị ứng gây ra, người chăm sóc trẻ phải giữ các bé tránh xa chất gây dị ứng. Mỗi khi đưa trẻ ra ngoài, nên bảo vệ mắt trẻ bằng kính mát hoặc kính chống tia UV,…
Trẻ sơ sinh sức khỏe còn non yếu, nếu mắc bệnh viêm kết mạc mắt khả năng để lại biến chứng là rất cao. Vì vậy, khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu bất thường, gia đình cần sớm đưa trẻ đến bác sĩ càng sớm càng tốt để được thăm khám và điều trị.
Trên đây là toàn bộ các nguyên nhân và cách điều trị cụ thể bệnh viêm kết mạc mắt ở trẻ em mà Mắt kính Nam Quang đã chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng, với những thông tin hữu ích trên có thể giúp bạn nhận biết kịp thời để đưa trẻ đến bác sĩ.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay khó khăn nào trong quá trình lựa chọn kính phù hợp với tình trạng mắt, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và hỗ trợ qua qua webiste matkinhnamquang.com hoặc liên hệ trực tiếp với hotline 0909.10.99.55 – 0933.60.30.38 để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.