Ngày nay, sử dụng bảng kiểm tra thị lực khi tiến hành khám mắt được dùng hầu hết tại các phòng khám, bệnh viện. Nhưng ít ai nắm rõ được quy trình kiểm tra thị lực đúng cách. Bài viết dưới đây, Mắt kính Nam Quang sẽ chia sẻ đến bạn cách đọc bảng kiểm tra thị lực chuẩn nhất mà bạn không nên bỏ qua.
I. Các loại bảng thị lực sử dụng phổ biến năm 2024
Bảng thị lực được chia thành 2 loại tùy vào đối tượng và hình thể khác nhau:
- Bảng đo nhìn xa: bảng C, bảng E, Snellen và bảng hình
- Bảng đo nhìn gần: bảng Parinaud và bảng thẻ
1. Bảng đo thị lực chữ C (Landolt)
Bảng đo thị lực chữ C hay còn gọi là vòng Landolt, là công cụ tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến trong quy trình đo thị lực. Loại bảng này ra đời vào thế kỷ 19, được phát triển bởi bác sĩ nhãn khoa người Thuỵ Điển – Edmund Landolt
Các đặc điểm chính của bảng thị lực chữ C:
- Các vòng tròn có khe hở: Các vòng tròn được sắp xếp thành hàng ngang và có kích thước giảm dần. Trên mỗi vòng tròn có khe hở dạng chữ C. Khe hơ có 4 vị trí khác nhau và thay đổi ngẫu nhiên
- Kích thước: Các vòng tròn có khe hở sẽ có kích thước được tiêu chuẩn hoá theo quy định nhằm đảm bảo tính chính xác của kết quả đo
- Số lượng hàng: Thông thường mỗi bảng chữ C sẽ có 11 hàng, tương ứng với 11 mức độ thị lực
Ưu điểm của bảng thị lực chữ C:
- Bảng đo thị lực chữ C áp dụng cho mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ em và người không biết chữ.
- Bảng khá đơn giản và linh hoạt. Bằng cách thay đổi vị trí khe hở, có thể tạo ra nhiều biến thể bảng chữ C, tăng mức độ chính xác
Nhược điểm của bảng chữ C:
- Bảng chữ C chỉ đánh giá độ sắc nét của thị lực, không cung cấp thông tin về các vấn đề khác như loạn thị, cận thị, viễn thị hay các bệnh về mắt khác.
- Để có được chẩn đoán chính xác về tình trạng mắt, cần thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu hơn.
Cách dùng: Người được đo ngồi cách bảng 5m và chỉ đúng chiều xoay của chữ C.
>>> Xem thêm: Cách đo mắt cận tại nhà và 7 bài kiểm tra thị lực
2. Bảng đo thị lực chữ E
Có thể nói, bảng thị lực chữ E là một biến thể của bảng chứ C. Bảng chữ E cụ thể về hình dạng trong khi bảng chữ C có nhiều biến thể với các khe hở khác nhau.
Đặc điểm cấu tạo của bảng đo thị lực chữ E:
- Chữ E: Bảng gồm nhiều chữ E in hoa với các kích thước khác nhau, từ lớn đến nhỏ.
- Hướng chữ: Mỗi chữ E có thể được xoay theo các hướng khác nhau: trên, dưới, trái hoặc phải.
- Sắp xếp: Các chữ E được sắp xếp theo hàng ngang, kích thước giảm dần từ trên xuống.
Ưu – nhược điểm của bảng chứ E:
- Bảng đo thị lực chữ E phù hợp cho mọi đối tượng
- Bảng khá đơn giảng, phổ biến trong các cơ sở y tế
- Tuy nhiên, Bảng chữ E chỉ đánh giá khả năng nhìn rõ và phân biệt hướng của một đối tượng đơn giản. Nó không cung cấp thông tin về các vấn đề khác như loạn thị, cận thị, viễn thị hay các bệnh về mắt khác.
Cách dùng:
Người đo chỉ đúng hướng xoay của chữ E hoặc dùng miếng nhựa hình chữ E xoay đối chiếu với hình nhìn được trên bảng đo thị lực. Người được đo ngồi cách bảng 5m.
3. Bảng đo thị lực hình
Bảng đo thị lực hình dùng cho đối tượng trẻ em nhận biết được hình ảnh con vật, đồ vật và người không biết chữ. Với thiết kế là hình ảnh đồ vật và con vật khác nhau, kích thước nhỏ dần từ trên xuống.
Cách dùng: Người được đo cần đọc đúng tên con vật, đồ vật từ trên xuống dưới. Khoảng cách ngồi cách bảng là 5m.
>>> Có thể bạn quan tâm: Thời điểm tốt nhất để khám mắt là khi nào?
4. Bảng đo thị lực Snellen
Bảng đo thị lực Snellen là một trong những công cụ kiểm tra thị lực cổ điển và được sử dụng rộng rãi nhất. Được phát minh vào năm 1962 bởi bác sĩ nhãn khoa Herman Snellen.
Cấu tạo của bảng đo thị lực Snellen:
- Chữ cái: Bảng Snellen chủ yếu sử dụng chữ E in hoa với các kích thước khác nhau. Bên cạnh chữ E, bảng cũng sử dụng một số chữ cái khác như F, P, T, O, Z, L, D, C… để đa dạng hóa bài kiểm tra. Kích thước của các chữ sẽ giảm dần
- Hướng chữ: Các chữ cái sẽ được thay đổi hướng nhằm kiểm tra khả năng nhận biết hình dạng và hướng của mắt
- Số thứ tự và độ thị lực tương ứng: Mỗi hàng sẽ có một số thứ tự và giá trị thị lực tương ứng (ví dụ: 20/200, 20/100,…). Giá trị này sẽ thể hiện độ sắc nét của thị lực
- Đường kẻ màu: Đường kẻ màu được thiết kế để kiểm tra khả năng nhận biết màu sắc nhằm chẩn đoán một số vấn đề về thị giác khác
Cách sử dụng:
Bạn đứng cách bảng một khoảng tiêu chuẩn, thường là 5 mét. Bạn đọc từ trên xuống theo từng hàng, người đo sẽ xác định được hàng cuối cùng bạn có khả năng đọc và sau đó tính toán độ thị lực
Nguyên lý đọc kết quả của bảng Snellen:
- Kết quả dạng phân số: Độ thị lực thường được biểu diễn dưới dạng một phân số, ví dụ: 20/20, 20/30, 20/40…
- Tử số (20): Đại diện cho khoảng cách tiêu chuẩn giữa người được kiểm tra và bảng (5 mét).
- Mẫu số (20, 30, 40…): Đại diện cho khoảng cách mà một người có thị lực bình thường có thể đọc được hàng chữ tương ứng.
5. Bảng đo thị lực Parinaud
Bảng đo thị lực Parinaud là loại bảng đo thị lực thông dụng nhất hiện nay dành cho đối tượng biết chữ. Khác với bảng Snellen dùng để đo thị lực nhìn xa, bảng Parinaud dùng để đánh giá khả năng nhìn gần
Cấu tạo bảng đo thị lực Parinaud
- Chữ cái, số hoặc hình ảnh: Bảng Parinaud thường chứa các chữ cái, số hoặc hình ảnh đơn giản, dễ nhận biết. Các ký hiệu này được sắp xếp theo các hàng, từ lớn đến nhỏ dần.
- Kích thước ký hiệu: Kích thước của các ký hiệu giảm dần từ trên xuống dưới, giúp đánh giá độ sắc nét của thị giác ở các khoảng cách khác nhau.
- Khoảng cách đo: Khoảng cách tiêu chuẩn để đọc bảng Parinaud thường là 30-35cm, gần hơn so với bảng Snellen.
- Số thị lực tương ứng: Bên cạnh mỗi hàng ký hiệu, thường có ghi số thị lực tương ứng, giúp bác sĩ dễ dàng đánh giá kết quả.
Cách dùng: Đọc lần lượt các ký hiệu trên bảng đo theo thứ tự từ trên xuống dưới. Khoảng cách đo là 30-35cm.
II. Hướng dẫn cách sử dụng bảng kiểm tra thị lực chuẩn xác nhất
Hướng dẫn sử dụng bảng kiểm tra thị lực tại nhà đơn giản khi không có sự hỗ trợ của bác sĩ. Quy trình đo được thực hiện theo 5 bước sau:
- Bước 1: Giữ tư thế luôn thẳng lưng, mắt nhìn thẳng.
- Bước 2: Ánh sáng chiếu vào bảng có cường độ trung bình là 100 lux và phải cao hơn 40% so với ánh sáng của phòng đo.
- Bước 3: Đo lần lượt mắt trái, mắt phải.
- Bước 4: Đọc đúng ký hiệu theo hướng dẫn sử dụng của từng loại bảng, đọc đến khi không thể đọc được nữa.
- Bước 5: Ghi kết quả đo được.
Quy trình này áp dụng được cho các loại bảng trên, nhưng khoảng cách đo sẽ khác nhau. Bạn cần có người hướng dẫn chỉ ký hiệu, kiểm tra và ghi lại số thị lực ở dòng chữ nhỏ nhất.
III. Cách ghi nhận kết quả kiểm tra thị lực
Kết quả đo sẽ thể hiện được tình trạng sức khoẻ mắt của bạn.
- Thị lực 10/10: Mắt tốt và khoẻ mạnh.
- Thị lực 6-7/10: Cận thị trong khoảng 0.5 diop.
- Thị lực 4-5/10: Độ cận từ 1.5-2 diop.
- Thị lực dưới 3/10: Độ cận cao từ 2 diop trở lên.
>>> Giải đáp: Đeo kính không đúng độ có hại cho mắt không?
IV. Đo thị lực ở đâu? Đo thị lực bao nhiêu tiền?
Hiện nay, tại các phòng khám hay bệnh viện chuyên khoa mắt, phí dịch vụ sẽ dao động từ 70.000đ – 200.000đ. Tại các cửa hàng mắt kính, bạn sẽ được đo mắt hoàn toàn miễn phí nếu mua gọng kính hoặc tròng kính.
Nếu bạn đang băn khoăn trong việc tìm cửa hàng mắt kính uy tín và có chuyên môn, Mắt kính Nam Quang sẽ là sự lựa chọn mà bạn không nên bỏ qua. Đơn vị sở hữu đội ngũ KTV khúc xạ chuyên môn cao về các loại tròng kính ánh sáng xanh chuẩn quốc tế.
Liên hệ ngay với chúng tôi qua website: matkinhnamquang.com hay số hotline: 0909 10 99 55 – 0933 60 30 38 để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết.