Hiện nay, tỉ lệ mắc các bệnh về mắt ngày càng tăng cao, đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh. Một trong số bệnh lý chiếm tỉ lệ cao đó là viễn thị. Vậy viễn thị được hiểu như thế nào? Viễn thị đeo kính gì? Làm sao để chọn một loại kính phù hợp cho người bị viễn thị. Cũng như có những cách nào để luyện mắt cho người viễn thị? Tất cả sẽ được Mắt Kính Nam Quang giải đáp trong bài viết dưới đây.
I. Người bị viễn thị nên đeo kính gì thích hợp nhất?
Người bị viễn thị nên sử dụng kính có thấu kính hội tụ để cho ảnh của vật hiện đúng lên võng mạc, giúp cho vật được nhìn rõ hơn, sắc nét hơn. Việc lựa chọn được kính viễn thị rất quan trọng, do đó bạn nên tới các bác sĩ chuyên khoa để khám và tư vấn nhằm chọn kính có độ chính xác và phù hợp nhất. Dưới đây là một số lưu ý nhỏ để bạn quyết định lựa chọn kính hay không:
- Nếu bạn có độ viễn trên +1.00 diop thì việc đeo kính là việc bắt buộc để tránh khiến mắt phải điều tiết quá nhiều, làm tăng độ viễn nhanh hơn và gây ra các triệu chứng như đỏ mắt, khô mắt,…
- Nếu bạn đang bị viễn nhẹ dưới +1.00 diop và thị lực của bạn vẫn đảm bảo cho các công việc hằng ngày, đồng thời mắt không bị khó chịu thì bạn có thể không cần đeo kính viễn.
III. Bật mí 5 cách lựa chọn kính viễn thị phù hợp
1. Kính gọng viễn thị
Kính gọng có giá thành thấp hơn so với kính áp tròng, giúp người dùng tiết kiệm chi phí hơn cho người viễn thị. Kính không tác động trực tiếp lên mắt nên bạn sẽ không gặp phải tình trạng khó chịu, khô mắt, nhiễm trùng. Tuy nhiên, kính gọng có tính thẩm không cao và gặp khó khăn đi vào trời mưa.
Khi lựa chọn kính gọng viễn thị, bạn cần quan tâm đến tròng kính , đặc biệt là độ viễn, độ chiết suất, khả năng chống loá, chống ánh sáng xanh,… Vì vậy, bạn nên đến cơ sở uy tín để được tư vấn và chọn loại kính phù hợp.
Các loại gọng kính phù hợp với mắt viễn thị
Khi chọn gọng kính, chất liệu là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cả tính thẩm mỹ lẫn sự thoải mái khi đeo. Dưới đây là một số chất liệu gọng kính phổ biến và những ưu điểm của chúng đối với người viễn thị:
- Gọng kính nhựa dẻo: gọng kính nhựa thường đa dạng về màu sắc và kiểu dáng. Với trọng lượng nhẹ, gọng kính loại này giúp giảm áp lực lên sống mũi và tai, đặc biệt phù hợp với những người đeo kính trong thời gian dài.
- Gọng kim loại: Gọng kim loại có ưu điểm là độ bền cao, ít bị biến dạng, tạo cảm giác lịch lãm và tinh tế. Gọng loại này khá phù hợp với người lớn tuổi.
- Gọng titan: Titan là một trong những kim loại nhẹ nhất, giúp giảm đáng kể trọng lượng của gọng kính, mang đến cảm giác thoải mái khi đeo, đặc biệt phù hợp với những người phải đeo kính trong thời gian dài. Đặc biệt, Titan có khả năng chống ăn mòn và oxy hóa tuyệt vời, giúp gọng kính luôn sáng bóng, không bị ố màu theo thời gian.
Các thương hiệu tròng kính người viễn thị nên lựa chọn
- Tròng kính Essilor: Là một trong những thương hiệu tròng kính hàng đầu thế giới, Essilor nổi tiếng với công nghệ chống lóa Crizal, giúp giảm thiểu ánh sáng chói và tăng cường độ tương phản, mang lại tầm nhìn rõ nét trong mọi điều kiện ánh sáng. Các loại tròng tiêu biểu bạn có thể lựa chọn như Crizal Prevencia, Crizal Forte…
- Tròng kính Hoya: Hoya cung cấp nhiều loại tròng kính đa tròng, tròng kính chống mỏi mắt, phù hợp với nhiều nhu cầu khác nhau của người dùng. Các loại tròng nổi tiếng của thương hiệu này gồm: NuLux RF, iD MyStyle…
- Tròng kính Zeiss: Zeiss cung cấp các tròng kính có độ chính xác cao, công nghệ chống lóa tiên tiến và khả năng lọc tia UV hiệu quả. Bạn có thể lựa chọn các loại tròng như DuraVision BlueProtect, Lottec…
>>> Xem thêm: So sánh Kính hai tròng và kính đa tròng – Nên chọn loại tròng nào?
2. Kính áp tròng mềm viễn thị
Kính áp tròng mềm là loại kính hình chảo có độ cong tương ứng với độ cong của giác mạc từng mắt, nhằm ôm sát vào giác mạc. Thời gian sử dụng của từng loại kính phụ thuộc vào thời gian cấp ẩm của kính.
Loại kính này được thiết kế nhỏ gọn, tạo cảm giác thoải mái và tiện lợi khi có thể trong bất kỳ thời tiết nào. Với thiết kế nhỏ gọn, nhiều màu sắc để bạn lựa chọn nên kính áp tròng mềm mang tính thẩm mỹ cao, giúp mắt to, đẹp và long lanh hơn. Tuy nhiên, đối với người mới dùng sẽ khó sử dụng do chưa quen với việc đeo kính. Ngoài ra, việc đeo kính không chính xác, đeo quá thời gian sử dụng khuyến nghị sẽ gây cộm mắt, khó chịu, gây tổn thương giác mạc, thậm chí là viêm loét hoặc nhiễm trùng.
3. Kính áp tròng cứng viễn thị (Ortho-K)
Ortho-K hay còn gọi là kính áp tròng cứng, được thiết kế đặc biệt để sử dụng vào ban đêm với tác dụng điều trình độ cong giác mạc khi ngủ. Vì vậy, khi tháo kính ra vào buổi sáng thức dậy, mắt của bạn có thể nhìn thấy rõ được vật.
Ortho-K là loại kính điều trị được cả 3 tật khúc xạ cận thị, loạn thị, viễn thị. Đây là loại kính giúp mắt đạt được thị lực lý tưởng nhất so với kính gọng và kính áp tròng mềm. Đồng thời, do Ortho-K chỉ đeo vào ban đêm nên sẽ tránh được tình trạng khó chịu, khô mắt. Nhưng cũng vì hiệu quả mang lại mà Ortho-K có giá thành đắt hơn so với hai loại kính còn lại.
4. Kính râm (kính mát) dành cho người bị viễn thị
Hiện nay có 3 loại kính mát phổ biến, đó là: Kính râm, kính đổi màu và kính clip-on.
- Kính râm là loại kính nhuộm màu đã được phủ các lớp chống tia UV và lớp chống trầy giúp mắt không bị chói nắng. Ngoài ra còn giúp bảo vệ võng mạc và thuỷ tinh thể của mắt tránh khỏi tác hại của tia UV.
- Kín đổi màu là loại kính có thể đổi màu như kính râm khi đi ra ngoài trong khoảng 30 giây và mất từ 2-5 phút để trong suốt trở lại khi vào bóng mát.
- Kính clip-on là loại kính có cấu tạo 2 mắt kính, mắt phía trong là loại mắt kính viễn thông thường, còn mắt bên ngoài là loại kính râm không độ. Việc sử dụng loại kính này mang lại sự thuận tiện cho bạn khi vừa có thể lắp kính râm khi ra ngoài, vừa tháo kính ra đeo như kính thông thường.
Bài viết trên của Mắt Kính Nam Quang đã giải đáp các vấn đề liên quan đến viễn thị và cách chọn kính mắt phù hợp. Nếu bạn đang cần tham khảo các loại kính tốt, giá thành phù hợp thì bạn có thể tìm hiểu các sản phẩm của Mắt kính Nam Quang tại website: matkinhnamquang.com hoặc số điện thoại: 0909.10.99.55 – 0933.60.30.38 hoặc xem sản phẩm trực tiếp tại các cơ sở:
+ CN1: 670 Sư Vạn Hạnh, P.12, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh.
+ CN2: 418 Phan Xích Long, P.2, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh.