Vàng mắt, vàng da là một hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Vậy vì sao trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt? Làm thế nào để phòng ngừa hiện tượng này? Hãy cùng Mắt kính Nam Quang tìm hiểu chi tiết về nguyên nhan, cách ngăn ngừa và cải thiện tình trạng vàng mắt, vàng da ở trẻ sơ sinh trong bài viết sau.
Vàng da, vàng mắt là hiện tượng bình thường ở trẻ sơ sinh nhưng cũng có thể là biểu hiện của vàng da bệnh lý
I. Nhận biết hiện tượng vàng mắt, vàng da ở trẻ sơ sinh
Vàng mắt ở trẻ sơ sinh được gọi là tình trạng kết mạc, hay lòng trắng mắt có màu vàng. Có thể thấy, đây là một hiện tượng thường gặp ở cả trẻ sơ sinh, kể cả trẻ sinh non và trẻ đủ tháng. Triệu chứng vàng mắt có thể xuất hiện trong khoảng 1 tháng đầu sau sinh, đặc biệt là 2 tuần đầu tiên. Đây cũng có thể là biểu hiện của hội chứng vàng da sinh lý hoặc bệnh lý ở trẻ.
Trong điều kiện đủ ánh sáng, ta có thể nhận biết trẻ sơ sinh bị vàng da, vàng mắt bằng mắt thường. Tuy nhiên, một số trẻ có làn da hơi ngăm đen hoặc đỏ hồng sẽ khó phát hiện hơn. Vì vậy, đối với trường hợp này, bố mẹ có thể dùng ngón cái ấn nhẹ vào da trẻ trong vài giây rồi thả ra, nếu vùng da vừa ấn có màu vàng thì có thể kết luận trẻ sơ sinh bị vàng da.
Bên cạnh vàng mắt, vàng da, trẻ sơ sinh cũng có thể bị vàng da ở các vị trí khác như lòng bàn tay, lòng bàn chân, và một số dấu hiệu: nước tiểu đậm màu, phân nhạt màu.
II. Tại sao trẻ sơ sinh bị vàng mắt?
Nồng độ bilirubin trong cơ thể trẻ sơ sinh vượt quá mức bình thường sẽ gây nên tình trạng vàng da, vàng mắt
Lý giải nguyên nhân trẻ sơ sinh bị vàng mắt, các chuyên gia cho biết do sự vượt quá nồng độ bilirubin so với mức bình thường. Ở người lớn và trẻ em (từ tuổi tập đi), gan sẽ xử lý bilirubin và đào thải qua đường ruột.
Tuy nhiên, ở trẻ sơ sinh, các cơ quan bên trong cơ thể trẻ vẫn chưa hoàn thiện, đang trong giai đoạn hoàn thiện, trong đó có cả gan. Chính vì thế. cơ thể trẻ chưa thể đào thải bilirubin như người lớn dẫn đến việc bilirubin bị ứ đọng trong gan và mật, dẫn đến tình trạng vàng da, vàng mắt.
Đối với những trường hợp dưới đây, trẻ sơ sinh sẽ có nguy cơ vàng mắt cao hơn:
- Trẻ sinh non, thiếu tháng (trước 37 tuần)
- Trẻ sơ sinh không được cung cấp sữa mẹ hoặc các nguồn sữa khác đầy đủ
- Trẻ và mẹ có nhóm máu không tương thích với nhau. Trường hợp này khiến kháng thể tích tụ bên trong cơ thể trẻ phá hủy các tế bào hồng cầu, gia tăng bilirubin một cách đột ngột.
Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh vàng da, vàng mắt cũng có thể là hậu quả của các nguyên nhân dưới đây:
- Trẻ mắc nhiễm trùng máu
- Trẻ mắc các bệnh về gan, mật như viêm gan do lây từ mẹ
- Trẻ gặp hội chứng thiếu enzyme
- Trẻ bị xuất huyết trong hoặc bầm tím trong quá trình sinh
III. Vàng mắt ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Thông thường, trong khoảng từ 2 – 3 ngày đầu sau sinh, trẻ sơ sinh sẽ xuất hiện dấu hiệu vàng da, vàng mắt và dần dần giảm đi trong khoảng 2 tuần tuổi đầu tiên mà không cần bất kỳ phương pháp điều trị nào.
Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ bị vàng da bệnh lý, nghĩa là triệu chứng của một căn bệnh nào đó thì trẻ sẽ bị vàng da sớm hơn, ngay trong 24 tiếng đầu tiên sau sinh. Dưới đây là một số cách nhận biết vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh:
- Da có màu vàng sậm hơn
- Đối với trẻ sinh đủ tháng: vàng da không hết sau 1 tuần. Đối với trẻ sinh non: vàng da không hết sau 2 tuần
- Trẻ bị vàng mắt, vàng da toàn thân, đặc biệt ở các vùng như: lòng bàn tay, lòng bàn chân
- Trẻ lừ đừ, uể oải, bú kém hoặc bỏ bú, hay khóc thét hoặc nghiêm trọng hơn có thể bị co giật…
Nếu không được nhận biết và điều trị kịp thời, vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm hơn như vàng da nhân não, viêm não cấp tính do tình trạng bilirubin ứ đọng trong cơ thể, dẫn đến thấm ngược vào não bộ một cách gián tiếp. Hậu quả cuối cùng của tình trạng vàng da bệnh lý là nhiễm độc thần kinh, có thể dẫn đến tử vong hoặc các hiện tượng não bị tổn thương vĩnh viễn, chẳng hạn như bại não.
IV. Nên làm gì khi trẻ sơ sinh bị vàng mắt?
Bố mẹ nên lựa chọn cơ sở y tế và bác sĩ uy tín để thăm khám và kiểm tra sức khỏe cho trẻ sơ sinh
Trẻ sẽ được các bác sĩ thăm khám thường xuyên để kiểm tra những bất thường xảy ra trong cơ thể trong vòng 3 ngày đầu sau sinh tại bệnh viện. Chính vì thế, đây là thời điểm quan trọng, bố mẹ trẻ cần theo dõi kỹ lưỡng sức khỏe của con và báo ngay cho bác sĩ khi phát hiện trẻ có dấu hiệu vàng mắt, vàng da.
Mặc dù vàng mắt sau sinh không phải là một tình trạng hiếm gặp và hoàn toàn có thể tự khỏi sau khoảng 1 – 2 tuần đầu tiên, tuy nhiên, bố mẹ cần theo dõi sát sao và chăm sóc kỹ lưỡng để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường.
Đặc biệt, sau khi ra viện về nhà, nếu mức độ vàng mắt ở trẻ ngày càng nghiêm trọng, đi kèm với những biểu hiện như sốt cao, lừ đừ, bỏ bú, mệt mỏi, bố mẹ hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và có phương án xử lý kịp thời.
Hơn nữa, điều quan trọng nhất bố mẹ cần lưu ý là phải bình tĩnh trước hiện tượng con bị vàng mắt nhưng điều này không đồng nghĩa với chủ quan, lơ là các dấu hiệu trên cơ thể con.
Xem thêm:
- Mắt trẻ sơ sinh bị ghèn vàng nguyên nhân do đâu? Cách khắc phục thế nào?
- Bệnh chắp mắt ở trẻ em, triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
V. Làm thế nào để phòng ngừa vàng da, vàng mắt ở trẻ sơ sinh?
Một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh gặp tình trạng vàng mắt, vàng da là do trẻ gặp các vấn đề về gan, chẳng hạn như viêm gan A, B, C. Chính vì vậy, ngay từ khi có kế hoạch mang thai, bố mẹ cần kiểm tra sức khỏe đầy đủ. Nếu bố mẹ không mắc các bệnh viêm gan hoặc cơ thể không mang mầm bệnh, bố mẹ cần tiêm phòng viêm gan để đảm bảo an toàn trong quá trình mang thai.
Trẻ sẽ được tiêm 3 mũi phòng viêm gan B trong 2 tháng đầu đời
Trong trường hợp chưa được tiêm phòng mà phát hiện bị viêm gan B trong thai kỳ, mẹ cần được tham vấn ý kiến từ bác sĩ để có cách xử trí thích hợp. Trẻ sẽ có nguy cơ cao bị viêm gan do lây truyền từ mẹ trong quá trình mang thai. Đặc biệt, trẻ sơ sinh có biểu hiện vàng mắt, vàng da nếu mẹ bị viêm gan B trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu trẻ sinh ra không bị viêm gan sơ sinh, trẻ sẽ được tiêm phòng viêm gan B với lịch trình như sau:
- Mũi 1: 24 giờ đầu tiên sau sinh
- Mũi 2: Sau mũi tiêm đầu tiên 1 tháng
- Mũi 3: Sau mũi tiêm đầu tiên 2 tháng
Nếu trẻ bị viêm gan sơ sinh, trẻ cần được điều trị và tái khám định kỳ thường xuyên trong 6 tháng đầu sau sinh.
Vàng mắt, vàng da ở trẻ sơ sinh mặc dù là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể trẻ, nhưng đây hoàn toàn có thể là biểu hiện của vàng da bệnh lý, cần được theo dõi và chữa trị kịp thời để tránh các biến chứng nghiêm trọng đối với sức khỏe và tính mạng của trẻ sơ sinh.
Trên đây là toàn bộ các thông tin về trường hợp trẻ sơ sinh bị vàng da, vàng mắt mà Mắt kính Nam Quang tổng hợp gửi đến quý độc giả. Đừng quên tham khảo website matkinhnamquang.com để có thêm nhiều thông tin, kiến thức hữu ích về nhãn khoa! Hoặc nếu có nhu cầu mua mắt kính chất lượng bạn hãy liên hệ số hotline 0909.10.99.55 – 0933.60.30.38 để được tư vấn chi tiết.