Mắt loạn thị là gì? Loạn thị không chỉ đơn thuần là một tật khúc xạ mắt, mà còn gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống hàng ngày. Bạn có thể gặp khó khăn khi lái xe, đọc sách, làm việc trên máy tính, thậm chí còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vậy, nguyên nhân gây ra loạn thị là gì và làm như thế nào để phòng ngừa tật loạn thị? Bài viết này của Mắt Kính Nam Quang sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.
Mắt loạn thị là gì?
Hãy tưởng tượng mắt của chúng ta giống như một chiếc máy ảnh. Khi chiếc máy ảnh có ống kính bị cong vênh, hình ảnh chụp được sẽ bị mờ nhòe và méo mó. Đó cũng chính là những dấu hiệu của tình trạng loạn thị ở mắt.
Mắt loạn thị là gì? Loạn thị là một tật khúc xạ của mắt, xảy ra khi giác mạc hoặc thấu kính mắt có hình dạng không đều. Thay vì có hình cầu hoàn hảo, giác mạc hoặc thấu kính của người bị loạn thị có hình dạng giống như quả bóng bầu dục. Ánh sáng đi vào mắt thay vì hội tụ tại một điểm duy nhất trên võng mạc như bình thường thì lại bị phân tán ra nhiều điểm khác nhau, dẫn đến hình ảnh nhìn thấy bị mờ, nhòe hoặc méo mó.
Người bị loạn thị sẽ có triệu chứng mỏi mắt như đang cố gắng hết sức để nhìn được hình ảnh xung quanh. Chính vì vậy, loạn thị sẽ gây ra những ảnh hưởng rất lớn đến tầm nhìn dù ở bất kỳ khoảng cách nào.
Phân loại loạn thị
Loạn thị có nhiều loại và được phân biệt dựa trên hình thái, nguyên nhân gây loạn thị hoặc mức độ loạn thị của mắt, cụ thể như sau:
- Phân loại dựa trên hình thái: Bao gồm loạn thị ngang và loạn thị đứng.
- Phân loại theo nguyên nhân: Loạn thị thấu kính (do thủy tinh thể trong mắt có hình dạng không đều nhau) hoặc do loạn thị giác mạc (kiểu loạn thị phổ biến nhất).
- Phân loại theo mức độ nghiêm trọng: Có thể phân chia loạn thị dựa trên từng mức độ, trong đó dưới 1.00 diop là loạn thị nhẹ, từ 1.00 – 2.00 diop là loạn thị vừa, từ 2.00 – 3.00 diop xếp vào mức loạn thị nặng và 3.00 diop là loạn thị rất nặng.
>>> Xem thêm: Loạn thị cao nhất bao nhiêu độ, có nguy hiểm không?
Biểu hiện của loạn thị (triệu chứng)
Dấu hiệu loạn thị sẽ có sự khác nhau ở mỗi người thậm chí có nhiều người không có triệu chứng cụ thể. Nếu bạn đang thắc mắc không biết mắt loạn thị nhìn như thế nào thì hãy tham khảo các dấu hiệu dưới đây để kiểm tra mắt của mình có đang mắc phải biểu hiện nào không nhé!
- Mắt mờ: Đây là dấu hiệu phổ biến nhất, hình ảnh bị mờ hoặc nhòe khiến bạn rất khó để nhìn rõ.
- Tầm nhìn bị méo mó hoặc nhân đôi, khi nhìn một vật thể nhưng lại xuất hiện 2-3 bóng mờ.
- Khó khăn khi nhìn vật ở bất kì khoảng cách nào, khó nhìn vào ban đêm.
- Ngoài ra còn một số biểu hiện khác như: mỏi mắt, đau mỏi vai gáy, đau cổ, chảy nước mắt, nheo mắt…
Loạn thị có thể xảy ra ở bất kỳ ai, bất kì độ tuổi nào, thông thường cứ 3 người thì sẽ có 1 người bị loạn thị. Người bị loạn thị có thể đi kèm với các dấu hiệu của cận thị hoặc viễn thị nhưng không phải lúc nào các biểu hiện này cũng rõ ràng. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến giảm thị lực thậm chí là mất hẳn thị lực. Do đó, nếu thường xuyên mỏi mắt, nheo mắt hoặc đau đầu, hãy đến gặp Bác sĩ để thăm khám và phát hiện sớm tật loạn thị.
>>> Xem thêm: Loạn thị có phải đeo kính thường xuyên không?
Nguyên nhân gây ra loạn thị
Loạn thị, một tật khúc xạ phổ biến, xảy ra khi giác mạc hoặc thấu kính mắt có hình dạng không đều. Điều này dẫn đến việc hình ảnh không hội tụ rõ nét trên võng mạc, gây ra các triệu chứng như mờ mắt, nhìn nhòe. Có 3 nguyên nhân chính gây ra tình trạng loạn thị:
Di truyền: Di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định hình dạng của giác mạc và thấu kính mắt. Nếu bố mẹ bị loạn thị, khả năng con cái mắc phải tật khúc xạ này sẽ cao hơn.
Môi Trường: Làm việc trong môi trường độc hại hoặc thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng đều có thể gây mỏi mắt gây ra tật loạn thị. Bên cạnh đó, các chất ô nhiễm trong không khí có thể gây kích ứng mắt, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về mắt. Hoặc chế độ ăn uống thiếu hụt các vitamin cần thiết cho mắt như vitamin A, C, E có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mắt và tăng nguy cơ mắc các bệnh về mắt, bao gồm cả loạn thị.
Sử dụng thiết bị kỹ thuật: Sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính trong thời gian dài, đặc biệt ở khoảng cách gần, có thể gây mỏi mắt và tăng áp lực lên mắt, từ đó làm tăng nguy cơ mắc loạn thị.
Tóm lại, loạn thị là kết quả của nhiều yếu tố phức tạp, trong đó di truyền đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, môi trường sống và thói quen sử dụng thiết bị điện tử cũng có thể góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Để bảo vệ đôi mắt, chúng ta nên có chế độ ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi hợp lý và hạn chế tiếp xúc với ánh sáng xanh trong thời gian dài.
>>> Xem thêm: Loạn thị có thể đeo kính áp tròng được không?
Cách phòng ngừa loạn thị
Hiện nay, chưa có phương pháp nào có thể phòng tránh tật loạn thị 100% đặc biệt là loạn thị do yếu tố di truyền. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể thực hiện một số biện pháp để phòng ngừa loạn thị vào bảo vệ đôi mắt khỏe mạnh hơn.
- Để phòng ngừa loạn thị do chấn thương hoặc yếu tố môi trường, bạn hãy sử dụng kính bảo hộ, kính râm khi làm việc trong môi trường ô nhiễm, nhiều bụi hoặc có nguy cơ gây hại đến mắt. Nên khám mắt định kỳ giúp phát hiện sớm các vấn đề về mắt, bao gồm cả loạn thị, để có biện pháp can thiệp kịp thời.
- Bên cạnh đó, hãy xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung các thực phẩm tốt cho mắt như vitamin A, C, E như cà rốt, rau xanh đậm, trái cây họ cam quýt,… Hãy cho đôi mắt nghỉ ngơi hợp lý và hạn chế thời gian sử dụng điện thoại, máy tính, đặc biệt là vào ban đêm để giảm thiểu mỏi mắt. Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện các bài tập như đảo mắt, nhìn xa gần để tăng cường cơ mắt và giảm mỏi mắt.
Loạn thị gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống hằng ngày nhưng bạn không cần quá lo lắng vì với sự phát triển của Y học, hiện nay có rất nhiều phương pháp có thể điều trị loạn thị một cách an toàn, hiệu quả lâu dài. Người bị loạn thị có thể đeo kính mắt, kính áp tròng để khắc phục hoặc phẫu thuật chữa loạn thị.
Với phương pháp phẫu thuật, bác sĩ có thể tư vấn mổ LASIK, phẫu thuật mắt PRK hoặc phẫu thuật đục thủy tinh thể và ghép thủy tinh thể nhân tạo để khôi phục thị lực lại như người bình thường. Mỗi tình trạng và mức độ loạn thị sẽ có phương pháp điều trị phù hợp nhất, vì vậy nếu xuất hiện các dấu hiệu của loạn thị, hãy đến gặp Bác sĩ nhãn khoa càng sớm càng tốt để sớm lấy lại đôi mắt sáng khỏe tinh anh nhé!.
Bài viết trên đây đã cung cấp các thông tin cơ bản về mắt loạn thị là gì. Nguyên nhân và cách phòng ngừa loạn thị hiệu quả. Nếu còn thắc mắc nào cần giải đáp, hãy để lại bình luận bên dưới hoặc liên hệ trực tiếp với Mắt kính Nam Quang để được tư vấn miễn phí nhé!