Mắt kính là một công cụ cần thiết để hỗ trợ cho thị lực của chúng ta khi gặp các vấn đề về tật khúc xạ và bảo vệ mắt khi tiếp xúc với những tia sáng có hại như tia UV, ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử. Đồng thời, mắt kính còn là một item thời trang nâng tầm phong cách của bạn. Tìm hiểu kỹ về mắt kính sẽ giúp bạn đưa ra các quyết định chọn lựa tốt nhất cho đôi mắt của mình, cùng mắt kính Nam Quang lướt qua một vòng về thế giới kính nhé!
1. Hành trình phát triển của mắt kính
Mắt kính được xuất hiện ở Ý vào thế kỷ 13 và loại tròng kính đầu tiên giúp khắc phục viễn thị dạng cầm tay cũng được ra đời trong thời điểm này. Đến năm 1451 Nicholas ở Cusa ở Đức đã sản xuất kính đeo mắt để hỗ trợ những người bị cận thị. Năm 1748, nhà khoa học và triết học người Mỹ – Benjamin Franklin đã phát minh ra thấu kính hai tròng, giúp một người bị cả cận và viễn thị có thể sử dụng một cặp kính thay vì hai kính. Đầu những năm 1800 là sự ra đời của tròng kính giúp điều chỉnh chứng loạn thị.
Những chiếc gọng đầu tiên được làm bằng gỗ, chì, đồng, kim loại, xương, da, hoặc từ sừng động vật. Đầu thế kỷ 17, xuất hiện gọng từ chất liệu thép giúp mắt kính nhẹ hơn. Sau chín thế kỉ của quá trình cải tiến mắt kính, gọng kính ngày nay thường được làm bằng kim loại, nhựa và tròng kính cũng thường được làm từ chất liệu nhựa giúp cho mắt kính nhẹ hơn và thoải mái hơn khi đeo.
2. Cấu tạo một chiếc kính cơ bản
Có hai bộ phận chính mà chúng ta cần tìm hiểu kỹ khi mua mắt kính: tròng kính và gọng kính. Chất liệu tròng và gọng nào sẽ phù hợp với nhu cầu và sở thích của bạn nhất?
- Tròng kính có thể được làm từ năm chất liệu khác nhau:
1. Thủy tinh: là chất liệu đầu tiên để làm tròng kính nhưng có nhược điểm là dễ vỡ, trọng lượng nặng và dễ xước nên hiện nay thị trường đã hạn chế sản xuất tròng kính bằng thủy tinh.
2. Nhựa Plastic: loại tròng kính này được gọi tắt là CR 39, có trọng lượng nhẹ hơn một nửa loại tròng thủy tinh và vẫn được sử dụng rộng rãi.
3. Polycarbonate (nhựa quang học): được nghiên cứu vào năm 1970. Chất liệu này có khả năng chống vỡ cao và nhẹ hơn cả nhựa Plastic, nên rất phù hợp với trẻ em vì chúng thường hiếu động, dễ va đập kính. Ngoài ra, chúng còn được dùng làm kính bảo hộ. Tuy nhiên, vì kính nhẹ và có khả năng chống vỡ cao nên giá thành cao hơn CR 39.
4. Trivex: Loại tròng này các có ưu điểm vượt trội hơn các loại tròng kính trên như nhẹ, mỏng và chịu lực tốt hơn. Tuy nhiên vì tròng Polycarbonate có chỉ số khúc xạ lớn hơn nên sẽ mỏng hơn tròng Trivex 10%.
5. Tròng kính siêu mỏng – chiết suất cao High Index Plastic: Vì tròng kính được làm từ các vật liệu mỏng nên mắt kính sẽ nhẹ hơn thông thường, phù hợp với những ai có độ cận nặng. Tròng chiết xuất cao có khả năng bẻ gãy các tia sáng khúc xạ mạnh cho nên giúp bạn có tầm nhìn rõ hơn và hạn chế biến dạng hình ảnh qua thấu kính.
- Gọng kính có chức năng nâng đỡ tròng kính, thường được làm từ kim loại chống gỉ hoặc chất dẻo (cứng hoặc dẻo). Tùy vào các đặc tính của mỗi chất liệu và với đa dạng form dáng khác nhau sẽ giúp tăng tính thời trang, có nhiều sự lựa chọn phù hợp với gương mặt bạn hoặc tùy thuộc vào hoàn cảnh sử dụng.
3. 3 Loại mắt kính phổ biến nhất trên thị trường hiện nay
Trước đây mắt kính chỉ có chức năng hỗ trợ thị lực để có tầm nhìn rõ hơn nhưng hiện nay mắt kính đã được cải tiến với nhiều công dụng và tối ưu hóa các tiện ích cho người dùng. Có ba loại mắt kính chính: mắt kính thuốc, mắt kính mát thời trang (có độ – không độ) và mắt kính không độ.
- Mắt kính thuốc: chuyên điều trị các tật khúc xạ như: cận thị, viễn thị, loạn thị, lão thị. Trên thị trường hiện nay, đang có các loại tròng kính phổ biến mà bạn có thể lựa chọn: Kính đơn tròng, kính 2 tròng, kính đa tròng, các loại tròng chất lượng sẽ được tráng thêm các lớp phủ với các tính năng như: lọc ánh sáng xanh (ánh sáng có lợi, giảm chói, chống bám nước, chống tia UV,…), giảm trầy, giảm chói, giảm bụi, giảm bám nước, giảm bám hơi nước,…
Mắt kính Nam Quang chuyên bán các loại tròng kính của thương hiệu Essilor đến từ Pháp – nhà sản xuất tròng kính số 1 thế giới.
- Mắt kính mát (kính râm): loại chính hãng sẽ có chức năng chống bụi, chống nắng, chống tia UV. Tia cực tím có ba bước sóng cụ thể được phân chia như sau: UVA (315-400 nm), UVB (280-315 nm) và UVC (200-280 nm). Nếu bạn đang muốn mua một chiếc kính mát thì hãy đầu tư chọn loại kính chất lượng có tính năng chống tia UV 400 giúp bảo vệ giác mạc, tránh dẫn đến tình trạng tuyết mù (hay còn gọi là mù tuyết hoặc photokeratitis), gây mất thị lực tạm thời hoặc thậm chí vĩnh viễn. Bạn có thể kết hợp mắt kính mát có độ để hỗ trợ thị lực nhé!
- Mắt kính không độ: phù hợp với những ai không có vấn đề về tật khúc xạ, thị lực tốt nhưng vẫn muốn sở hữu một chiếc kính để bảo vệ mắt. Các tế bào trong võng mạc của chúng ta rất yếu ớt khi tiếp xúc với ánh sáng xanh tím từ các thiết bị điện tử và tia UV, về lâu dài sẽ không còn khỏe mạnh như ban đầu. Khi làm việc với máy tính thường xuyên bạn có thể mắc bệnh lý “hội chứng mỏi mắt kỹ thuật số”.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để chuẩn bị sắm cho mình một chiếc kính phù hợp. Nếu bạn cần tìm hiểu thêm thông tin gì về mắt kính thì hãy phản hồi cho mắt kính Nam Quang nhé!