Nhiều người thường nhầm lẫn giữa tình trạng cận thị tạm thời (cận thị giả) và cận thị thật vì cả 2 đều có các triệu chứng bệnh lý giống hệt nhau. Vậy cận thị giả là gì và làm thế nào để phân biệt được với cận thị thật? Hãy cùng Mắt kính Nam Quang tìm hiểu những thông tin bổ ích trong bài viết dưới đây.
I. Tình trạng cận thị giả là thế nào?
Cận thị giả hay còn gọi là bệnh Pseudomyopia là tình trạng gây rối loạn thị lực với các triệu chứng giống hệt với bệnh cận thị thông thường. Tuy nhiên, tình trạng cận thị giả (hay cận thị tạm thời) chỉ xảy ra khi mắt phải điều tiết quá nhiều dẫn đến suy giảm thị lực trong thời gian ngắn và có thể tự hồi phục.
1. Các mức độ của cận thị giả
Tình trạng cận tạm thời được chia thành 2 dạng:
- Cận giả thực thể: Xảy ra khi hệ thần kinh phó bị kích động quá mức.
- Cận giả cơ năng: Xảy ra khi mắt điều tiết nhiều, mệt mỏi và khó chịu nhất thời.
Điểm chung của 2 tình trạng trên là đều xuất hiện ở những người làm việc và học tập quá tải trong thời gian dài. Mắt phải điều tiết liên tục kết hợp cùng căng thẳng gây suy giảm thị lực.
2. Những dấu hiệu sớm để nhận biết cận thị giả
Tương tự như bệnh cận thị thật, tình trạng cận giả cũng có một số dấu hiệu khiến nhiều người nhầm lẫn giữa 2 bệnh như:
- Nhức mỏi mắt.
- Chảy nước mắt nhiều.
- Mất khả năng nhìn xa và tập trung vào 1 điểm.
- Chỉ thấy rõ khi nheo mắt.
Tuy vậy, chỉ cần có thời gian nghỉ ngơi thì mắt sẽ được cải thiện và trở về tình trạng bình thường. Ngoài ra, nếu những dấu hiệu trên diễn ra trong thời gian dài mà không tự khỏi thì có khả năng bạn đã mắc bệnh cận thị thật.
3. Mất bao lâu để hồi phục bệnh cận thị giả?
Thực chất, tình trạng cận thị giả không gây nguy hiểm đến sức khỏe mà thay vào đó bạn chỉ cần để mắt thư giãn, nghỉ ngơi, tránh tiếp xúc nhiều với ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử để mắt tự hồi phục.
Khi bị cận giả bạn không nên đeo kính vì nó sẽ dễ dẫn đến nhược thị, mỏi mắt hay nguy hiểm hơn là mù lòa. Do vậy, để tránh trường hợp gặp các biến chứng nguy hiểm, bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên về mắt để được thăm khám và chẩn đoán khi gặp các tình trạng như mỏi mắt, nhức mắt, suy giảm thị lực,… thay vì tự ý đeo kính mà không có chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.
4. Mức độ nguy hiểm của cận thị giả
Theo các chuyên gia, bệnh cận thị giả không khó điều trị tuy nhiên nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng cách sẽ dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Ngoài ra, tình trạng suy giảm thị lực còn ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân. Nếu chủ quan và không có chế độ nghỉ ngơi, chăm sóc kịp thời hoặc thăm khám bác sĩ có thể dẫn đến chứng cận thị thật.
II. Những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng cận giả
Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng cận thị giả:
- Do học tập và làm việc bằng các thiết bị điện tử trong thời gian dài, mắt phải điều tiết nhiều dẫn đến nhức mỏi, đau đầu.
- Do chủ quan không thăm khám và chăm sóc khi có hiện tượng suy giảm thị lực, khó chịu ở mắt mà tự ý cắt kính tại các cửa hàng kính.
- Do cơ thể có một số chứng bệnh về mắt như chấn thương, viêm mí hoặc sử dụng Atropine Sulfate 0.01% trong thời gian dài.
III. Triệu chứng nhận biết bệnh cận thị giả
Cận thị giả có những triệu chứng tương đồng với cận thị thật như mỏi mắt, tầm nhìn xa giảm, chảy nước mắt và khó chịu mắt khi phải học tập và làm việc trong thời gian dài. Điều này làm nhiều người lầm tưởng họ mắc bệnh cận thị thật và đi cắt kính ở các cửa hàng. Tuy nhiên, khi bị cận thị giả, bạn tuyệt đối không nên tự ý cắt kính mà cần phải đến thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên môn về mắt để được chẩn đoán chính xác.
Dù phương pháp điều trị bệnh cận giả khá đơn giản nhưng các bác sĩ khuyến cáo nếu bạn không có các chế độ nghỉ ngơi, thư giãn và chăm sóc mắt kịp thời thì có thể dẫn đến tình trạng cận thị thật.
IV. Cách phân biệt tình trạng cận giả tạm thời và cận thật
- Giảm khả năng nhìn xa và tập trung của mắt: Hiện tượng này thường thấy ở học sinh, sinh viên hoặc các nhân viên văn phòng có cường độ làm việc và học tập căng thẳng trong thời gian dài. Mắt điều tiết liên tục sẽ bị nhức mỏi, chảy nước mắt, nhức đầu và giảm khả năng nhìn xa, phải nheo mắt thường xuyên.
- Tình trạng nhức mỏi khi đeo kính cận: Khi gặp các dấu hiệu như mắt mờ, mỏi mắt, nhiều người sẽ nghĩ mình bị cận thật và cắt kính cận để đeo. Tuy nhiên, sau một thời gian, mắt bị cận thị giả sẽ trở nên nhức mỏi và đau đầu. Tình trạng này xảy ra khi độ cận của kính không phù hợp với tình trạng của mắt, về lâu dài có thể dẫn đến cận thật.
Tuy nhiên, để có thể xác định được chính xác tình trạng sức khỏe của mắt, bạn nên đến thăm khám tại các bệnh viện có chuyên khoa mắt để được chẩn đoán và đo thị lực trực tiếp.
V. Có nên đeo kính khi gặp tình trạng cận thị giả hay không?
Khi bị cận thị giả, bạn tuyệt đối không nên tự ý đeo kính để tránh tình trạng của mắt tệ hơn hoặc thậm chí là gây mù lòa. Trong thời gian đầu khi đeo kính cận, bạn sẽ thấy mắt nhìn tốt hơn. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian, mắt cận giả sẽ bị đau nhức, thường xuyên đau đầu và suy giảm thị lực.
Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài và số độ của kính cận không phù hợp với tình trạng mắt có thể sẽ dẫn đến chứng cận thị thật.
VI. Cách phòng ngừa và điều trị tình trạng cận giả hiệu quả
Để giảm tình trạng mệt mỏi của mắt, bạn có thể thực hiện một số bài tập cho mắt kết hợp cùng chế độ nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý, tránh làm việc quá lâu gây nhức mỏi mắt. Tuy nhiên, nếu tình trạng mắt của bạn nặng hơn và không tự hồi phục thì bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị như:
- Đối với tình trạng cận giả nhẹ: Cần nhỏ mắt theo chỉ định kết hợp cùng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học.
- Đối với tình trạng cận giả nặng: Bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng các loại kính chuyên dụng để hỗ trợ trong quá trình điều trị và ngưng đeo khi mắt hoàn toàn hồi phục.
Ngoài ra, để phòng ngừa tình trạng cận giả, bạn có thể tham khảo một số mẹo sau đây:
- Tăng cường bổ sung các loại vitamin và khoáng chất để cải thiện sức khỏe mắt.
- Đối với những người có cường độ làm việc cao và căng thẳng nên có chế độ nghỉ ngơi, thư giãn mắt hợp lý.
- Kết hợp các động tác mát-xa, tập thể dục cho mắt để giảm nhức mỏi.
- Làm việc trong môi trường có ánh sáng tốt và đầy đủ.
- Tập thể dục và tham gia các hoạt động ngoài trời thường xuyên để nâng cao sức khỏe.
- Đối với trẻ em và người cao tuổi nên thăm khám mắt định kỳ từ 3 đến 6 tháng một lần tại các cơ sở uy tín để được theo dõi tình trạng sức khỏe mắt.
Bài viết trên, Mắt kính Nam Quang đã tổng hợp và cung cấp đến bạn đọc những thông tin liên quan bổ ích về tình trạng cận thị giả của mắt. Hy vọng có thể giúp bạn bảo vệ sức khỏe mắt của bản thân và gia đình cũng như có các biện pháp điều trị kịp thời, hiệu quả.
Để tham khảo thêm nhiều thông tin bổ ích và tìm mua các loại kính mắt uy tín, bạn có thể truy cập website: matkinhnamquang.com hoặc liên hệ trực tiếp vào số hotline: 0909.10.99.55 – 0933.60.30.38 để được chuyên viên tư vấn tận tình.