Cận thị là căn bệnh phổ biến có ở nhiều người hiện nay. Nhiều người cảm thấy đây là căn bệnh bình thường nên thường không quan tâm đến các nguy cơ rủi ro tiềm ẩn từ căn bệnh bình thường này. Cùng với Mắt kính Nam Quang tìm hiểu về vấn đề cận nặng có bị mù không? Và những nguy cơ rủi ro khi bị cận thị nặng và cách phòng tránh, bảo vệ mắt tốt hơn!
I. Tìm hiểu tình trạng cận nặng ở người
Để biết được độ cận của mình là bao nhiêu, bạn cần kiểm tra thị lực thông qua máy đo khúc xạ hoặc bảng chữ cái đo mức độ cận thị. Theo đó, người bị cận thị ở mức độ -6,25 Diop trở nên thì được coi là cận nặng, từ -10 Diop trở nên là mức độ cận rất nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều các bệnh lý về mắt khác.
Sau 18 tuổi, độ cận thường ít có xu hướng tăng hơn nhưng số lượng người cận thị nặng đang ngày càng gia tăng (chiếm 10% dân số thế giới).
II. Mức độ cận thị nặng nhất hiện nay
Theo như lý thuyết thì không có mức độ cận nặng nhất. Người bị cận thị có thể cận ở vài độ đến vài chục độ. Cận thị có thể có nhiều loại khác nhau nhưng được chia thành các mức độ: cận thị đơn thuần, cận thị ban đêm, cận thị thoái hóa, cận thị giả và cận thị thứ phát.
Những người bị cận bẩm sinh thường có xu hướng tăng nhanh ngay cả khi họ đã trưởng thành. Độ cận của những người này có thể lên đến -20– -25 Diop- được coi là mức độ cận thoái hóa, là mức độ cận cao nhất và đặc biệt nguy hiểm.
Những người thuộc cận thị nặng và cận thị thoái hóa có thị lực bị giảm rất nhiều nên gây ảnh hưởng rất lớn đến công việc, đời sống. Chính vì vậy, những người này cần có phương pháp điều trị càng sớm càng tốt để tránh dẫn đến trường hợp dẫn đến mù lòa.
III. Cận thị ở mức độ nào thì dẫn đến mù lòa?
Mặc dù độ cận của bệnh nhân là không có giới hạn, tuy nhiên, người bệnh đạt đến độ cận lớn hơn -50 Diop thì được xem là mù bởi bệnh nhân chỉ có khả năng nhìn được các vật ở khoảng cách 2cm; nếu sử dụng kính thì thị lực của người bệnh cũng rất kém.
Tuy nhiên, với các bệnh nhân có độ cận từ -20– -25 Diop cũng tồn tại nhiều các bệnh lý nguy hiểm khác về mắt như bong tróc võng mạc thoái hóa võng mạc cận thị, đục thủy tinh thể, nhược thị,… khiến thị lực của người bệnh giảm, nếu không có các biện pháp khắc phục cũng có nguy cơ bị mù mặc dù chưa cận đến -50 Diop.
IV. Các trường hợp không thể mổ cải thiện thị lực
- Phương pháp mổ Relex Smile: dành cho người có độ cận -10 Diop, loạn ở 5Diop.
- Phương pháp mổ Femto Lasik: dành cho người cận ở -18 Diop, loạn 6 Diop.
- Phương pháp mổ Lasik cơ bản: dành cho người cận ở -4 Diop đến -10 Diop.
- Phương pháp mổ Phakic ICL: dành cho người cận -18 Diop, viễn +12 Diop, loạn 6 Diop.
- Phương pháp mổ Phaco: dành cho người cận thị nặng, đục thủy tinh thể.
- Phương pháp mổ PRK-SmartSurface: dành cho người cận dưới -4 Diop.
Tuy nhiên, người cận thị khi quyết định mổ cận thị cũng cần lưu ý:
- Những người nằm ở ngoài khoảng đo trên thì không được sử dụng phương pháp này, kể cả khi đã đủ điều kiện mổ cận.
- Các phương pháp phẫu thuật laser chữa cận thị không nên sử dụng cho các trường hợp từ 18- 40 tuổi, cận dưới -10 Diop, loạn dưới 5 Diop.
- Người bị cận trên -10 Diop có thể sử dụng phương pháp phẫu thuật xóa cận Phakic ICL hoặc mổ Phaco, tuy nhiên,với phương pháp mổ Phaco chỉ nên sử dụng cho đối tượng trên 40 tuổi,bị đục thủy tinh thể.
- Cần đến các bệnh viện chuyên khoa uy tín để thăm khám, kiểm tra chuyên sâu và có tư vấn phù hợp với các tình trạng về mắt mà mình đang gặp phải.
V. Người bị cận nặng liệu có bị mù không?
Cận thị nặng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng mất thị lực, gây nên các bệnh lý như glocom, đục thủy tinh thể, nặng hơn là dẫn đến mù lòa.
Theo các nghiên cứu chỉ ra rằng, người bị cận nặng có nguy cơ cao bị bong võng mạc cao gấp 5-6 lần so với những người có độ cận thấp hơn, nguy cơ bị tăng nhãn áp cao gấp 2 lần, nguy cơ bị đục thủy tinh thể cao hơn 17% so với người cận nhẹ và trung bình.
VI. Cận thị nặng gây nên những biến chứng có hại nào?
1. Nguy cơ bị bong võng mạc
Người bị cận thị có nhãn cầu lồi khiến võng mạc bị kéo căng, làm cho vùng chu biên của võng mạc bị mỏng và thoái hóa dần theo thời gian. Nếu không được cải thiện sẽ gây nên rách và bong võng mạc hoặc xuất huyết dịch kinh. Lâu dần sẽ khiến cho thị lực của bệnh nhân giảm thậm chí là mất vĩnh viễn.
2. Nguy cơ bị đục thủy tinh thể
Khi bị cận thị, nhãn cầu của bệnh nhân sẽ to dần lên, làm kéo giãn các thành phần quang học của mắt, làm thiếu hụt máu và xuất hiện tình trạng đục thủy tinh thể.
3. Nguy cơ bị thoái hóa điểm vàng
Các triệu chứng thường thấy của bệnh này như tầm nhìn kém khiến khó đọc chữ, khó lái xe hoặc tầm nhìn xuất hiện các vùng tối và màu sắc bị kém đi.
4. Nguy cơ tăng nhãn áp góc mở
Những người mắc chứng này thường có tầm nhìn bị thu hẹp vào trung tâm, các hình ảnh ở xung quanh bị mờ dần rồi mất hẳn. Vì vậy, người bệnh cần có phương pháp chữa trị kịp thời để tránh bị mất thị lực.
5. Nguy cơ bị nhược thị
Tình trạng này có thể được khắc phục bằng các bài tập cho mắt dành cho trẻ em dưới 12 tuổi, còn với các trường khác thì trường hợp này khó có thể bị phục hồi.
6. Nguy cơ bị lác (lé) mắt
Người cận thị có cơ mắt điều tiết kém nên có thể gây nên tính trạng bị lác (lác ngoài hoặc lác luân phiên).
VII. Phải làm sao khi bị cận nặng?
- Tăng cường các hoạt động ngoài trời;
- Có chế độ ăn uống hợp lý, thường bổ sung các dưỡng chất tốt cho mắt;
- Chế độ sinh hoạt hợp lý, hạn chế sự tiếp xúc với màn hình điện tử; đọc sách ở nơi có ánh sáng tốt;
- Sử dụng thuốc nhỏ mắt theo chỉ định, các loại mắt kính có độ cận phù hợp.
VIII. Làm thế nào để phòng ngừa tình trạng mù lòa do cận thị?
Để có thể hạn chế tốt nhất tình trạng mù lòa khi bị cận thị, bệnh nhân cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý; bên cạnh đó, cần tái khám định kỳ để kịp thời phát hiện các tình trạng về mắt, giúp đôi mắt thêm sáng khỏe hơn.
Nếu có nhu cầu đo mắt, cắt kính uy tin và mua kính chất lượng, hãy liên hệ với Mắt kính Nam Quang qua website: matkinhnamquang.com hoặc qua số điện thoại: 0909.10.99.55 – 0933.60.30.33 để được hỗ trợ tư vấn tận tình.