Trên thị trường hiện nay gọng mắt kính ngày một đa dạng cải tiến từng ngày với sự thay đổi vượt bậc trong từng thiết kế, chất liệu, mẫu mã, cũng như màu sắc,…Để các bạn có thể hiểu rõ hơn về gọng kính mời các bạn cùng Mắt kính Nam Quang tham khảo một số cách phân loại các loại gọng kính phổ biến hiện nay.
Các cách phân loại các loại gọng kính
Để phân biệt gọng kính, chúng ta sẽ có 2 tiêu chí như: phân loại theo chất liệu, phân loại theo công dụng.
Phân loại các loại gọng kính phổ biến theo chất liệu
Chất liệu được sử dụng làm gọng kính thông thường sẽ bao gồm 3 loại cơ bản sau:
1.1 Gọng kim loại
Với sự phát triển tìm tòi nghiên cứu về các loại vật liệu tạo ra gọng kính thì có rất nhiều loại hợp kim cũng như kim loại được sử dụng phổ biến để dùng làm gọng kính kim loại chẳng hạn như các chất liệu Beryllium, Stainless Steel, Flexon,Aluminum (Nhôm), Beta Titanium
- Beryllium: là kim loại có màu thép xám được sử dụng làm gọng kính nhờ vào tính chất khó bị ăn mòn, nhẹ, dễ dàng điều chỉnh và được sử dụng rộng rãi với giá thành thấp. Gọng kính bằng chất liệu này phù hợp với những người có nồng độ acid cao trên da và thường xuyên tiếp xúc nước biển
Gọng kính kim loại
- Stainless Steel: Với tính chất nhẹ, không rỉ sét và hàm lượng độc tố bên trong tháp đồng thời có độ cứng nhất định nên người ta chọn Stainless Steel làm gọng kính không có Nickel và không gây dị ứng. Mặc khác trong quá trình sản xuất người ta có thể kèm thêm những chất khác nhưng thông thường Stainless Steel chứa khoảng 10 tới 30% chromium giúp chống ăn mòn, trầy xước
- Flexon đây là một dạng hợp kim của Titanium có tính đàn hồi, nhẹ, không gây kích ứng và khó bị ăn mòn cũng như tính định hình rất cao, gọng kính sử dụng chất liệu này thường không sợ bị bẽ cong bởi nó sẽ nhanh chóng quay lại hình dạng ban đầu.
- Aluminum (Nhôm): Gọng kính sử dụng kim loại này thường khi hoàn thiện sẽ rất đẹp và bắt mắt. Đặc tính của dòng kim loại này thường rất nhẹ không bị ăn mòn, độ mềm dẻo cao nên dễ chế tạo những kiểu dáng độc đáo. Tuy nhiên để gọng kính được bền và cứng cáp hơn thì trong quá trình sản xuất người ta sẽ cho thêm một số lượng nhỏ Silicon và Sắt
- Beta Titanium: loại này nhẹ hơn Titanium nguyên chất, khó bị gỉ và cũng không gây dị ứng
1.2 Gọng kính nhựa
Gọng kính nhựa được tạo ra với rất nhiều loại nhựa khác nhau:
- Gọng Nhựa ZYL: Đặc tính của loại nhựa này là nhẹ, giá thành rẻ, dễ tráng các lớp màu sắc khác nhau lên để tạo ra nhiều mẫu mã đa dạng
- Gọng Nhựa Acetate cao cấp: Có tính đàn hồi tốt, màu sắc đẹp và nổi hoa văn như đá cẩm thạch nên đây thường là lựa chọn phù hợp cho những chiếc kính mát thời trang.
- Gọng Nhựa TR90: Loại nhựa này được ứng dụng trong quá trình sản xuất gọng kính theo công nghệ Thụy Sĩ nhờ vào khả năng linh hoạt theo gương mặt và không hề gây dị ứng cho da lại có tính đàn hồi tương đối tốt nên người sử dụng loại gọng kính này có cảm giác rất thoải mái.
Gọng kính nhựa
- Nhựa Ultem: Đây là loại nhựa giúp gia tăng tuổi thọ gọng kính bởi nó thuộc dòng nhựa vô định hình với độ cứng cơ học cao.Ưu điểm của loại nhauwj này còn nằm ở chỗ bạn không không phải lo màu sắc của gọng kính bị phai khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
- Nhựa Injection: Trọng lượng tương đối nhẹ màu sắc có phần tươi sáng nhưng so với các loại khác thì nó khá giòn và dễ gãy vì là loại nhựa đổ khuôn không có lõi kim loại
- Nhựa Optyl: Loại nhựa này có tính chất vật lý và hóa học vượt trội và có độ bền cao không bị biến dạng, không gây dị ứng và có thể dễ dàng điều chỉnh phù hợp với gương mặt
>>> Xem thêm: So sánh ưu, nhược điểm của gọng kính nhựa và gọng kim loại
1.3 Gọng kính với chất liệu đặc biệt
Gọng kính không chỉ được sử dụng bởi hai loại vật liệu phổ biến trên mà chúng còn được chế tạo bằng những nguyên liệu quý hiếm như vàng, bạc, gỗ quý, da cá sấu, da tuần lộc, nhưng giá rất mắc và độ khó sản xuất khá cao. Bên cạnh đó còn có khá nhiều loại kim loại cũng như hợp kim được sử dụng để sản xuất gọng kính ví dụ như:
- Gọng kính Chất liệu Monel: Đây là dạng hợp kim có sức chịu lực cao, dễ dát mỏng, khó bị ăn mòn kính
Gọng kính với chất liệu vàng đặc biệt
- Gọng kính Chất liệu Titanium: loại này khá quen thuộc trong quá trình sản xuất gọng kính bởi vì chúng có đặc tính siêu nhẹ, siêu bền, và không bị ăn mòn. Tuy nhiên hông phải tất cả các loại gọng kính đều được sản xuất bằng 100% Titanium thông thường người ta sẽ dùng thêm Đồng hay Nickel.
>>> Xem thêm: Cách nhận biết gọng kính titan chính hãng
Phân loại theo công dụng
Về công dụng, gọng kính được phân chia theo cách chức năng hỗ trợ mát như: kính điều chỉnh thị lực (kính cận, kính viễn, kính loạn thị, kính lão, kính đa tròng,..), gọng kính bảo vệ mắt (gọng kính râm, gọng kính bảo hộ,…), gọng kính thời trang (gọng kính không độ, gọng kính thể thao)
- Gọng kính điều chỉnh thị lực
- Gọng kính cận: Dùng để khắc phục tật cận thị, giúp người đeo nhìn rõ vật ở khoảng cách gần.
- Gọng kính viễn: Dùng để khắc phục tật viễn thị, giúp người đeo nhìn rõ vật ở khoảng cách xa.
- Gọng kính loạn thị: Dùng để khắc phục tật loạn thị, giúp hình ảnh nhìn được rõ nét hơn.
- Gọng kính lão: Dùng để khắc phục tật lão thị, giúp người cao tuổi đọc sách báo, làm việc gần.
- Gọng kính đa tròng: Kết hợp nhiều độ cận, viễn, loạn thị trong cùng một tròng kính, giúp người đeo nhìn rõ ở nhiều khoảng cách khác nhau.
-
Gọng kính bảo vệ mắt:
- Gọng kính râm: Chặn tia UV có hại từ ánh nắng mặt trời, bảo vệ mắt khỏi các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng.
- Gọng kính bảo hộ: Dùng trong các môi trường làm việc đặc biệt như hàn, cắt, xây dựng, bảo vệ mắt khỏi các tác động cơ học, hóa chất, tia lửa điện.
-
Gọng kính thời trang:
- Gọng kính không độ: Không có độ cận, viễn, loạn thị, chủ yếu dùng để tạo điểm nhấn cho khuôn mặt, thể hiện phong cách cá nhân.
- Gọng kính thể thao: Thiết kế đặc biệt để phù hợp với các hoạt động thể thao, giúp bảo vệ mắt khỏi va đập, mồ hôi, gió.
>>> Xem thêm: Cách phân biệt kính thuốc thật và giả mới nhất
Phân loại theo kiểu dáng
Ngoài hai cách phân loại gọng kính trên người ta còn phân loại gọng kính theo hình dáng
- Gọng kính nửa khung: là kiểu gọng kính chỉ có vành viền nửa trên hoặc nửa dưới tùy theo thiết kế, còn nửa phần còn lại được cố định bằng dây cước chắc chắn
- Gọng kính không viền: là mẫu kính không có phần khung tròng, chỉ có phần cán gọng, và cán gọng được bắt trực tiếp vào tròng kính nhờ ốc vít
- Gọng kính tròn – Oval: Gọng kính có vành tròn hoặc oval. Ưu điểm của loại gọng này là giúp các đường nét trên gương mặt hài hoà và mềm mại hơn. Đây là kiểu gọng phù hợp với hầu hết gương mặt
- Gọng kính vuông: Gọng kính vuông, với những đường nét góc cạnh và mạnh mẽ, đã trở thành một trong những xu hướng thời trang kính mắt được yêu thích hiện nay. Không chỉ giúp bạn cải thiện thị lực, gọng kính vuông còn là một phụ kiện thời trang độc đáo, khẳng định cá tính và phong cách riêng của người đeo.
- Gọng kính hai lớp: Khi dùng gọng kính 2 lớp, bạn có thể thoải mái di chuyển ngoài trời nắng không bị chói mắt và đồng thời gọng loại này có sự bền bỉ, độ bền màu cao và hạn chế trầy xước
- Gọng kính mắt mèo: Với chất liệu gọng nhựa và kim loại phù hợp với hầu hết các khuôn mặt nữ góc cạnh khó chọn kính
- Gọng kính trẻ em: Được làm từ chất liệu siêu dẻo, siêu bền, hạn chế gãy tối đa, màu sắc đẹp, hình thù ngộ nghĩnh.
Cách bảo quản các loại gọng kính mắt
Để gọng kính được kéo dài tuổi thọ các bạn nên chú ý đến những cách bảo quản chúng
- Đeo kính đúng cách: Nên đeo kính và tháo kính bằng cả hai tay vì nếu bạn cứ liên tục duy trì thói quen sử dụng 1 tay lâu ngày sẽ làm lệch gọng kính, mất cân đối và mắt kính không còn chuẩn nữa dễ lung lay và gãy vỡ.
- Vệ sinh gọng kính cẩn thận, sử dụng chất liệu vải mềm không thô xước, chà mạnh sẽ làm gọng kính dễ bị mòn và hư hỏng.
- Không để kính tiếp xúc với nhiệt độ cao đặc biệt là kính nhựa bởi vì tuy rằng gọng kính nhựa có thể khắc phục được một số nhược điểm của gọng kim loại như khả năng bào mòn và dị ứng da nhưng gọng kính nhựa vẫn còn tồn tại một số khuyết điểm như khi sử dụng lâu ngày do ảnh hưởng trực tiếp từ ánh nắng mặt trời sẽ bị lão hóa, ngả màu, dễ bị gãy hơn, dễ bị biến dạng khi gặp nhiệt.
- Bảo quản kỹ lưỡng trong hộp cứng hoặc túi vải mềm khi không dùng đến, không để bừa bãi lung tung và xa tầm tay trẻ em để hạn chế các trường hợp dẫm phải hoặc nằm đè lên thậm chí còn gây nguy hiểm cho trẻ.
Bảo quản kỹ lưỡng trong hộp cứng hoặc túi vải mềm
Các tiêu chí khi chọn gọng kính mà bạn cần lưu ý
Để có thể chọn được gọng kính phù hợp với mình bạn phải cân nhắc đến một số vấn đề như sau:
- Người thường xuyên đổ mồ hôi muối thì không nên dùng gọng kính kim loại vì trong quá trình sử dụng dù là chất liệu gọng có an toàn nhưng vẫn sẽ xảy ra trường hợp oxy hóa và bong tróc càng kính nhanh chóng gây ra cảm giác khó chịu cho người sử dụng.
- Chọn gọng kính cho trẻ em từ 10-15 tuổi tốt nhất nên dùng gọng kính nhựa để đảm bảo an toàn trong quá trình bảo quản và sử dụng do gọng kính nhựa có một số loại khá nhẹ, bền dẻo.
- Chọn mua gọng kính tại những nơi uy tín chất lượng cũng một trong các tiêu chí mà các bạn cũng cần nên quan tâm bởi vì chúng sẽ đem lại sự hài lòng cũng như phục vụ được nhu cầu mong muốn khác nhau của từng người.
Qua bài viết trên mong rằng chúng tôi đã có thể giúp các bạn nắm thêm những thông tin quan trọng về gọng khí để quá trình tìm hiểu và lựa chọn mua hàng của bạn sẽ được thực hiện dễ dàng và hiệu quả nhất.