Tăng nhãn áp là hiện tượng áp suất chất lỏng có trong mắt tăng cao và gây khó chịu cho người bệnh. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến mù lòa nguy hiểm. Vậy làm thế nào để hạ nhãn áp hiệu quả nhất? Bài viết dưới đây của Mắt kính Nam Quang sẽ cung cấp thông tin về cách hạ nhãn áp cần thiết cho bạn đọc.
I. Tình trạng tăng nhãn áp là gì?
Mắt có nhiệm vụ sản xuất thủy dịch giúp nuôi dưỡng và tạo hình, đồng thời cũng đẩy thủy dịch thoát ra ngoài thông qua hệ thống, qua đó giữ cho áp suất trong mắt (nhãn áp) được duy trì ở mức ổn định.
Tuy nhiên, khi gặp phải các tác nhân cản trở, hệ thống này không hoạt động bình thường và gây nên tình trạng tăng áp suất thủy dịch bên trong mắt hay còn gọi là hiện tượng tăng nhãn áp (Glaucoma).
Có hai loại tăng nhãn áp phổ biến là:
- Tăng nhãn áp dạng góc mở: Lúc này thủy dịch không thoát ra ngoài dù mắt vẫn hoạt động bình thường. Đây là tình trạng tăng nhãn áp âm thầm và không biểu hiện ra triệu chứng bên ngoài ngay cả khi đã bị mất thị lực nhẹ. Bệnh nhân chỉ phát hiện ra bệnh khi đã rơi vào giai đoạn nặng hoặc phát hiện khi khám mắt định kỳ.
- Tăng nhãn áp dạng góc đóng: Khi thủy dịch không thoát ra bên ngoài do lối thoát nước giữa mống mắt và giác mạc bị thu hẹp, dẫn đến hiện tượng áp suất mắt tăng lên đột ngột. Bệnh nhân sẽ thấy bị đau một cách đột ngột và suy giảm thị lực nhanh chóng.
II. Những phương pháp phẫu thuật giúp hạ nhãn áp nhanh
Nếu không điều trị bệnh tăng nhãn áp kịp thời sẽ dễ dẫn đến tổn thương các dây thần kinh giác mạc, trong thời gian dài sẽ dẫn đến mất thị lực hoặc thậm chí là mù lòa vĩnh viễn.
Thông thường, bệnh tăng nhãn áp sẽ được điều trị kết hợp giữa nhỏ mắt và thuốc uống. Tuy nhiên, nếu biện pháp trên không có hiệu quả thì bệnh nhân sẽ được chỉ định làm phẫu thuật hạ nhãn áp.
Phẫu thuật hạ nhãn áp sẽ hỗ trợ cải thiện hệ thống điều tiết thủy dịch trong mắt, qua đó giúp mắt cải thiện thị lực. Tuy nhiên, để có thể điều trị dứt điểm bệnh tăng nhãn áp, bệnh nhân cần phẫu thuật nhiều lần. Tùy theo mức độ diễn biến của bệnh mà các bác sĩ sẽ có chẩn đoán loại phẫu thuật hạ nhãn áp phù hợp.
1. Thủ thuật dẫn ống dẫn lưu
Thông thường, phương pháp hạ nhãn áp bằng cách ghép ống dẫn lưu sẽ được chỉ định điều trị ở trẻ em và các bệnh nhân bị tăng nhãn áp nặng. Bác sĩ sẽ dùng một loại ống nhỏ chuyên dụng đặt vào mắt để giúp mắt lưu thông thủy dịch. Qua đó, áp suất trong mắt sẽ giảm đi đáng kể khi thủy dịch thoát ra bên ngoài.
2. Dùng tia laser để hạ nhãn áp
Ngoài ra, phương pháp chữa tăng nhãn áp bằng tia laser cũng giúp hệ thống thủy dịch trong mắt hết tắc nghẽn và hoạt động bình thường. Sau khi trải qua cuộc phẫu thuật bằng tia laser, bạn sẽ được theo dõi và kiểm tra nhãn áp định kỳ để đảm bảo sức khỏe.
Bên cạnh đó, phương pháp mở mống mắt bằng laser cũng được thực hiện trên những bệnh nhân có góc mắt dẫn lưu nhỏ, thủ thuật nhằm tạo ra lỗ nhỏ trên mống mắt để dẫn lưu thủy dịch.
Tuy nhiên, nếu thủ thuật laser mở mống mắt không hiệu quả, bạn có thể được chỉ định áp dụng phương pháp phẫu thuật mở mống mắt dạng chu biên. Thủ thuật này sẽ cắt một phần mống mắt để có thể cải thiện hệ thống dẫn lưu thủy dịch.
3. Dùng phẫu thuật cắt lọc để hạ nhãn áp
Đây là phương pháp cắt lọc củng giác mạc và thường được sử dụng khi các phương pháp nhỏ mắt hoặc phẫu thuật bằng tia laser không hiệu quả.
Phương pháp hạ nhãn áp này sẽ tạo một lỗ ở củng giác mạc và loại bỏ một phần mẫu mô nhỏ ở đáy giác mạc giúp cho thủy dịch trong mắt thoát ra bình thường. Phẫu thuật cắt lọc sẽ thực hiện trên một bên mắt trước, sau vài tuần sẽ thực hiện trên mắt còn lại.
Do đó, những bệnh nhân mắc bệnh tăng nhãn áp cần điều trị và chăm sóc sau phẫu thuật nếu lỗ hở bị tắc nghẽn trở lại.
III. Bỏ túi những bài tập thể dục giúp mắt thư giãn, hạ nhãn áp
1. Thường xuyên chớp mắt
Bạn nên thường xuyên chớp mắt từ sau 3 đến 4 giây trong vòng 2 phút. Bạn có thể sử dụng đồng hồ tính giờ để theo dõi chính xác thời gian. Phương pháp này sẽ giúp áp suất trong mắt giảm xuống và đồng thời tăng khả năng xử lý thông tin của mắt.
Thông thường, khi tập trung làm việc hoặc xem máy tính, tivi, mọi người thường không chú ý đến việc chớp mắt đều đặn. Điều này sẽ khiến mắt trở nên mỏi nhừ và căng thẳng, gây tăng áp suất mắt.
2. Dùng lòng bàn tay úp lên mắt
Đầu tiên, bạn cần đặt bàn tay phải lên mắt phải, đồng thời để các ngón tay chạm lên phần trán, lòng bàn tay chạm vào gò má. Lưu ý không nên ấp mạnh vào trong mắt tránh gây tổn thương.
Giữ nguyên tư thế trong 30 đến 60 giây, đồng thời kết hợp với chớp mắt đều đặn. Sau khi bỏ tay ra khỏi mắt phải, bạn thực hiện tương tự cho mắt trái. Đây là mẹo giúp hạ nhãn áp hiệu quả và còn giúp mắt thư giãn, nghỉ ngơi sau thời gian làm việc căng thẳng.
3. Vẽ hình số 8 bằng mắt
Bạn có thể sử dụng mắt và di chuyển theo hình số 8 nằm ngang trong khoảng 2 phút, lưu ý là không di chuyển phần đầu. Bài tập vẽ số 8 này sẽ giúp mắt thư giãn, tăng cường sức mạnh cho cơ mắt cũng như độ linh hoạt giúp mắt không bị tổn thương, tăng nhãn áp.
4. Tập trung luân phiên nhìn xa, nhìn gần
Bạn nên chọn vị trí ngồi thoải mái và tránh các yếu tố gây mất tập trung. Trước tiên, bạn cần giơ ngón cái thẳng trước mặt, cách mắt khoảng 25cm và tập trung nhìn vào ngón tay cái.
Sau khoảng 10 giây, bạn di chuyển ánh mắt sang vật khác cách mắt từ 3 đến 6 mét và luân phiên nhìn trong khoảng 2 phút. Bài tập này sẽ giúp thị giác được cải thiện hiệu quả và tránh tăng nhãn áp.
Với những phương pháp hạ nhãn áp đã được Mắt kính Nam Quang chia sẻ trong bài viết trên, hy vọng có thể giúp bạn trong quá trình điều trị và phòng ngừa chứng bệnh tăng nhãn áp, mang lại đôi mắt sáng khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Ngoài ra, để có thể tìm hiểu thêm những thông tin hữu ích cũng như tìm mua các loại kính mắt phù hợp, bạn có thể truy cập vào website matkinhnamquang.com hoặc gọi trực tiếp đến số hotline 0909.10.99.55 – 0933.60.30.38 để được các chuyên viên tư vấn tận tình, đúng với nhu cầu sử dụng.