Tính trạng hai mắt luôn nhìn về hai hướng khác nhau, không thể thẳng hàng được gọi là mắt lác. Đây là bệnh lý diễn ra khá phổ biến ở trẻ em, gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng thị giác ở trẻ. Để hiểu rõ hơn về bệnh mắt lác và cách chữa mắt lác ở trẻ em an toàn, hãy cùng Mắt kính Nam Quang tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
I. Bệnh mắt lác ở trẻ em có chữa được không?
Là một trong những căn bệnh phổ biến về mắt ở trẻ em, bệnh mắt lác là tình trạng hai mắt không thể nhìn về cùng một phía. Nguyên nhân chính gây ra bệnh này là do tổn thương dây thần kinh chi phối hoặc các cơ vận nhãn bị mất cân bằng.
Ngày nay, y học hiện đại đã có thể chữa được bệnh mắt lác. Tuy nhiên, khả năng thành công còn tùy thuộc nhiều vào tình trạng bệnh và tuổi đời của bệnh nhân. Trẻ em bị mắt lác càng được phát hiện và điều trị sớm thì khả năng khỏi bệnh càng cao.
Khi thấy trẻ em có dấu hiệu bệnh mắt lác, phụ huynh hãy sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế để thăm khám và chữa trị kịp thời. Tuyệt đối không nên tự ý luyện tập cho trẻ theo các bài tập chưa được bác sĩ tư vấn, thẩm định. Đồng thời, phụ huynh cũng không nên tự động tìm hiểu và sử dụng các bài thuốc điều trị mắt lác trên mạng mà không có sự kê đơn, tư vấn của người có chuyên môn.
Để đảm bảo an toàn, hiệu quả cho trẻ, phụ huynh hãy đưa con đến các cơ sở y tế uy tín, các y bác sĩ dày dạn kinh nghiệm sẽ có chuyên môn để cung cấp cho bạn phác đồ điều trị thích hợp với mỗi trẻ, đồng thời, hướng dẫn phụ huynh cách chữa mắt lác đơn giản, hiệu quả tại nhà.
II. Cách chữa mắt lác ở trẻ em tại nhà hiệu quả
Tuỳ theo tình trạng bệnh và độ tuổi của bé mà chúng ta sẽ có cách điều trị thích hợp. Tuy nhiên, sau đây là những cách phổ biến để điều trị mắt lác ở trẻ.
1. Đối với trường hợp mắt lác nhẹ
Mắt lác ở mức độ nhẹ hay còn gọi là lé kim, các bậc phụ huynh chỉ cần dành ra khoảng 10 phút mỗi ngày để cho trẻ luyện tập mắt, với phương pháp sau:
- Bước 1: Chấm một chấm tròn trên tường trắng (tường có màu sáng), sao cho chấm tròn thật nổi bật trên tường.
- Bước 2: Phụ huynh bị một bên mắt của bé, đồng thời mắt còn lại nhìn vào chấm tròn đó để bé tập trung thị lực vào một điểm trong khoảng 5 – 10 phút. Lưu ý, hãy để bé nghỉ ngơi nếu có tình trạng mỏi mắt hay mờ mắt.
2. Trường hợp mắt lác kèm tật khúc xạ
Thông thường, nếu mắt bé vừa bị lác vừa mắc các vấn đề về tật khúc xạ, bác sĩ sẽ cho trẻ đeo kính và tư vấn các bài tập cho mắt, hoặc nặng hơn sẽ can thiệp bởi những phương pháp phẫu thuật.
Đối với trường hợp này, phụ huynh hãy cố gắng tối ưu hoá tầm nhìn cả hai mắt cho bé cũng như lựa chọn cung cấp cho trẻ loại kính phù hợp nhất.
Trong một vài trường hợp, mắt lác thậm chí còn liên quan đến vấn đề ở, chẳng hạn như rối loạn một cơ quan nào đó ở hệ thần kinh trung ương. Vì thế, nếu có bất kỳ dấu hiệu mắt lác nào, phụ huynh cần đưa trẻ đến bác sĩ nhãn khoa hoặc các trung tâm y tế uy tín ngay để kiểm tra, thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết.
Ngoài ra, bác sĩ chuyên khoa cũng sẽ tư vấn phác đồ điều trị và tư vấn chi tiết về chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ bị mắt lác.
3. Mắt lé mắt do dị tật thần kinh
Mắt lác do dị tật thần kinh thường xảy ra khi dây thần kinh số 3 hoặc số 4 bị liệt hoặc không điều khiển được cơ chéo trên và dưới. Với trường hợp này, trẻ sẽ phải dùng đến phương pháp phẫu thuật.
Sau khi thực hiện phẫu thuật, phụ huynh lưu ý phải luôn giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ thật sạch sẽ, không dùng dùng khăn mặt chung và thường xuyên rửa mắt bằng nước sạch. Ngoài ra, trẻ cũng cần lưu ý rửa tay bằng xà phòng, không dùng tay bẩn dụi vào mắt để tránh vết thương bị nhiễm trùng.
III. Cách chăm sóc mắt cho trẻ tại nhà sau khi điều trị
1. Chế độ ăn uống bổ mắt
Bên cạnh những phương pháp điều trị mắt lác, phụ huynh cũng cần xây dựng chế độ ăn giàu dinh dưỡng cho bé để nâng cao sức khỏe đôi mắt.
Vitamin A là chất dinh dưỡng quan trọng giúp đôi mắt luôn sáng khỏe, giảm nguy cơ mắt lác. Một số thực phẩm các mẹ có thể tham khảo là: gan động vật, trứng, sữa, các loại rau củ quả giàu vitamin A như đu đủ, cà rốt,… Ngoài ra, các loại thực phẩm này còn giúp trẻ bảo vệ giác mạc, hạn chế tình trạng mỏi mắt do mắt lác.
Phụ huynh cũng cần lưu ý ưu tiên các loại trái cây có vị chua như chanh, bưởi, nho,…. nhằm bổ sung vitamin và lutein, giúp tăng cường thị lực, giảm nguy cơ nhược thị.
Cuối cùng, các thực phẩm giàu vitamin E và selenium như dầu đậu nành, dầu đậu phộng, cải bó xôi,… cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ võng mạc ở trẻ em.
2. Quản lý thời gian mắt hoạt động hợp lý
Khi mắt bị lác, trẻ em cần phải ưu tiên cho mắt nghỉ ngơi thường xuyên trong suốt quá trình học tập, khoảng 30p một lần, mỗi lần khoảng 1 đến 2 phút. Bạn có thể nhìn xa hoặc nhắm mắt nghỉ ngơi tuỳ thích.
Việc dành thời gian cho mắt nghỉ ngơi sẽ giúp mắt giảm căng thẳng, trở nên dễ chịu hơn. Ngoài ra, các mẹ cũng nên cố gắng tạo điều kiện để trẻ được vui chơi ngoài trời cũng như tập thể dục thường xuyên.
3. Kiểm tra mắt định kỳ
Phụ huynh nên đưa trẻ đi thăm khám mắt định kỳ 6 tháng 1 lần. Điều này giúp bác sĩ có thể sớm nhận biết các biến chứng và đưa ra phác đồ điều trị kịp thời, hạn chế tình trạng biến chứng nặng, khó cứu chữa.
Mắt Kính Nam Quang hy vọng rằng, bài viết trên đã cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết về bệnh mắt lác ở trẻ em. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu về các loại mắt kính dành cho trẻ em, hãy liên hệ với chúng tôi qua website matkinhnamquang.com hoặc hotline 0909.10.99.55 – 0933.60.30.38 để được tư vấn lựa chọn mắt kính phù hợp với giá thành phải chăng nhất.