Tăng nhãn áp là một bệnh lý về mắt không còn xa lạ với nhiều người. Thế nhưng không phải ai cũng biết tăng nhãn áp là gì cũng như không hiểu về những biểu hiện, triệu chứng hay nguyên nhân của bệnh. Nên hiện nay vẫn có nhiều người chủ quan mà bị tăng nhãn áp. Vì vậy, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ về bệnh tăng nhãn áp và từ đó có thể thực hiện những biện pháp nhằm ngăn ngừa khả năng mắc bệnh cho bản thân và cả gia đình bạn.
1. Tăng nhãn áp là gì?
Tăng nhãn áp còn được gọi là thiên đầu thống (Glocom) là một bệnh về mắt gây nên do tăng áp lực khiến cho người mắc bệnh bị đau đầu, mờ mắt. Bệnh không chỉ gây tổn hại tới các dây thần kinh mắt mà còn có thể gây nên mù lòa.
Bệnh tăng nhãn áp được chia làm 4 loại chính:
– Tăng nhãn áp góc đóng
– Tăng nhãn áp góc mở
– Tăng nhãn áp bẩm sinh
– Tăng nhãn áp thứ cấp
Trong đó, bệnh phổ biến và thường gặp nhất là tăng nhãn áp góc mở
2. Triệu chứng của bệnh
Những bênh nhân sẽ có những triệu chứng như thế nào? Do bệnh tăng nhãn áp được chia làm 4 loại khác nhau thế nên mỗi loại sẽ có một triệu chứng riêng. Cụ thể như sau:
- Tăng nhãn áp góc đóng: mắt sẽ bị sưng, có thể đau nhức ở mắt, ở một số người sẽ cảm thấy đau dữ dội. Khả năng nhìn kém đi, mắt mờ, nhìn không rõ và cảm thấy như có một lớp màng che mắt. Đôi khi có thể gây buồn nôn, ói mửa.
- Tăng nhãn áp góc mở rất khó phát hiện vì biểu hiện của bệnh không rõ ràng. Thời gian đầu bạn sẽ bị suy giảm thị lực ngoại vi nhưng bạn lại hoàn toàn không nhận ra điều đó, do thị lực đã được bên mắt còn lại đảm nhiệm. Do đó tình trạng bệnh trở nên nặng hơn, ảnh hưởng tới thị lực trung tâm, lâu dài khiến các sợi thần kinh thị giác bị hỏng và không thể phục hồi. Bạn nên đi khám mắt định kỳ để có thể sớm nhận ra bệnh.
- Tăng nhãn áp bẩm sinh: Trong trường hợp này thì triệu chứng khá dễ phát hiện. Bố mẹ nên cho trẻ đi khám nếu trẻ chảy nước mắt nhiều, mắt có 1 lớp màng màu đỏ, mờ mờ và trẻ phản ứng nhạy cảm với ánh sáng (sợ ánh sáng, có thể nhắm mắt hoặc nheo mắt khi ra ánh sáng), mí mắt hay giật giật do bị co thắt hoặc bị nén ép.
- Tăng nhãn áp thứ cấp có các biểu hiện tương tự như các bệnh tăng nhãn áp trên.
Nếu như bạn thấy bản thân hay bất cứ người thân, bạn bè nào gặp phải biểu hiện như trên thì nên đi khám để được chẩn đoán chính xác từ bác sĩ. Bởi phát hiện được bệnh sớm để có những biện pháp điều trị kịp thời.
3. Nguyên nhân gây bệnh tăng nhãn áp là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tăng nhãn áp như:
– Do bẩm sinh: gia đình có người thân mắc bệnh tăng nhãn áp đã di truyền đến đời sau.
– Do biến chứng của các bệnh: như cao huyết áp, tiểu đường và các chấn thương về mắt gặp phải
– Sử dụng thuốc Corticosteroid trong một thời gian dài
– Nhãn cầu nhỏ do có giác mạc nhỏ hoặc bị viễn thị nặng
– Thường xuyên lo âu, dễ cảm động
– Do tuổi tác: đặc biệt từ 35 tuổi trở lên thì nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp cũng tăng lên. Đặc biệt, phụ nữ có xu hướng mắc bệnh cao hơn nam giới.
4. Các biện pháp ngăn ngừa mắc bệnh
Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Vậy nên khi đã biết về bệnh rồi thì chúng ta nên thực hiện tốt các biện pháp để giảm thiểu khả năng mắc trong tương lai như:
– Trong gia đình bạn có người thân đang mắc bệnh thì bạn và những thành viên còn lại nên tới bệnh viện kiểm tra thường xuyên để có thể phát hiện bệnh kịp thời. Nếu phát hiện sớm và có cách điều trị đúng đắn sẽ phần nào giảm bớt tác hại mà bệnh gây ra.
– Nên mang kính râm khi chơi thể thao hoặc vận động mạnh để tránh những trường hợp chấn thương không đáng có.
– Nói rõ với bác sĩ nếu như bạn đang mắc các bệnh như: các bệnh về tim mạch, đái tháo đường, huyết áp cao,…
Và đừng quên tới ngay các cơ sở khám chữa bệnh hoặc các bệnh viện uy tín để khám và điều trị nếu như phát hiện thấy bản thân hay người thân của bạn có biểu hiện của bệnh tăng nhãn áp. Ngoài ra bạn cũng nên tập luyện thể thao thường xuyên kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và giúp bạn có một cuộc sống khỏe mạnh hơn.
Hy vọng bài viết trên đây của Mắt kính Nam Quang sẽ có ích cho bạn, giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh tăng nhãn áp, các triệu chứng của bệnh cũng như các biện pháp giúp bạn ngăn ngừa khả năng mắc bệnh tăng nhãn áp.