Người đẹp vì lụa, mắt sáng nhờ kính, có nhiều loại gọng kính như vậy làm sao để biết chiếc nào là phù hợp?
Thế giới kính mắt trở nên sôi động hơn bao giờ hết khi ngày càng biết cách thỏa mãn người dùng với nhiều mẫu thiết kế đẹp, đơn giản mà tiện lợi. Ngoài tròng kính, gọng kính cũng là phần được cân nhắc rất kỹ khi ta chọn mua một sản phẩm. Vậy dựa vào tiêu chí nào để phân loại gọng và tìm được một chiếc kính ưng ý? Cùng mình tìm hiểu nhé!
- Ba cách phân loại gọng kính
- Hướng dẫn bảo quản gọng kính
- Ba lời khuyên để việc chọn gọng thêm dễ dàng
Ba cách phân loại gọng kính
- Phân loại theo chất liệu
1.1 Gọng kim loại
Khá nhiều dòng kim loại, hợp kim được lựa chọn để làm gọng kính, tuy nhiên thông thường có 5 loại cơ bản hay gặp sau đây:
- Beryllium là kim loại màu thép xám, được sử dụng rộng rãi nhờ giá thành thấp. Hơn nữa, kim loại này nổi bật nhờ tính kháng oxy hóa khá tốt, lại nhẹ và dễ dùng, màu sắc đa dạng. Do vậy, gọng kính sản xuất từ chất liệu này phù hợp với da người có nồng độ muối hoặc acid cao.
- Stainless Steel là một loại thép không gỉ, nhẹ mà cứng cáp, hàm lượng độc tố thấp. Phần đông các loại kính Stainless Steel không có Nickel và không gây dị ứng. Trong quá trình sản xuất người ta có thể kèm thêm những chất khác nhưng thông thường kim loại này chứa khoảng 10 tới 30% chromium giúp chống ăn mòn, trầy xước.
Gọng Kính Fendi FF0392 DDB, chất liệu Stainless Steel
- Flexon là hợp kim Titanium rất được ưa chuộng với tính nhẹ, không gây dị ứng và khó ăn mòn. Ngoài ra, hợp kim này được ưu ái bởi tính đàn hồi hiếm có (tính định hình cực cao), gọng bị bẻ uốn dễ dàng trở lại hình dáng ban đầu.
Gọng kính Titanium dáng vuông
- Aluminum hay còn gọi là nhôm, thường rất nhẹ, không bị ăn mòn và độ mềm dẻo cao. Chính vì vậy thường là lựa chọn ưu tiên của các nhà sản xuất khi muốn tạo ra những chiếc gọng độc đáo, hơn nữa, sản phẩm từ nhôm sau khi hoàn thiện cũng rất bắt mắt. Tuy nhiên để gọng kính được bền và cứng cáp hơn thì trong quá trình sản xuất người ta sẽ cho thêm một số lượng nhỏ Silicon và Sắt.
- Beta Titanium cũng là một hợp kim Titanium, nhưng chất liệu này nhẹ hơn, khó bị gỉ và cũng không gây dị ứng.
1.2 Gọng kính nhựa
Ra mắt lần đầu vào năm 1940, hiện nay gọng kính nhựa khá đa dạng với nhiều chất liệu như:
- Nhựa ZYL (viết tắt của zylonite hay cellulose acetate) nhẹ, giá thành thấp, và dễ tráng với nhiều màu sắc khác nhau tạo nên những thành phẩm sặc sỡ. Điển hình như thương hiệu gọng kính Velocity dùng chủ yếu là chất liệu này.
- Nhựa Acetate cao cấp nổi bật với tính đàn hồi tốt, nhẹ, màu sắc đẹp và hoa văn nổi như đá cẩm thạch nên rất hợp với những chiếc kính mát thời trang
Gọng kính cận Oliver Peoples nhựa Acetate nguyên khối
- Nhựa TR90 được ứng dụng vào quá trình sản xuất gọng kính theo công nghệ Thụy Sĩ nhờ vào khả năng linh hoạt theo gương mặt và không hề gây dị ứng cho da, lại có tính đàn hồi tương đối tốt nên người sử dụng loại gọng kính này có cảm giác rất thoải mái.
Gọng kính dẻo nhựa TR90
- Nhựa Ultem là dòng nhựa vô định hình với độ cứng cơ học cao (nhiệt học, kỹ thuật và hóa học) khiến nó vượt trội so với các đối thủ còn lại nhờ vậy gọng kính làm bằng nhựa này có tuổi thọ cao hơn bình thường. Một điểm cộng nữa, nhờ được ổn định bằng tia cực tím nên bạn không phải lăn tăn sợ phai màu gọng khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Bên cạnh đó, nhựa Ultem siêu nhẹ, nhẹ hơn tới 50% so với gọng kính kim loại và có khả năng chịu nhiệt lâu dài.
Nhựa Ultem có độ cứng cơ học cao
Siêu nhẹ, có khả năng chịu nhiệt cao và không sợ phai màu
- Nhựa Injection là cái tên khá lạ trong làng gọng nhựa. Loại này tương đối nhẹ, màu sắc tươi sáng nhưng so với các loại khác thì nó khá giòn và dễ gãy vì là loại nhựa đổ khuôn không có lõi kim loại.
- Nhựa Optyl là vật liệu sản xuất và sử dụng độc quyền của Safilo Group của Ý. Loại nhựa này có tính chất vật lý và hóa học hoàn thiện vượt trội và có độ bền cao so với nhựa dẻo thông thường. Hơn nữa, chúng không gây dị ứng, chống ăn mòn đối với mồ hôi và mỹ phẩm và có thể dễ dàng điều chỉnh phù hợp với gương mặt.
1.3 Gọng kính với chất liệu đặc biệt
Ngoài hai chất liệu trên, những nguyên liệu quý như vàng, bạc, gỗ quý, da cá sấu, da tuần lộc..cũng tạo ra được những chiếc gọng khác biệt. Gọng có thể được đính thêm kim cương, ngọc.. tùy ý.
Gọng kính Cartier được mạ vàng 18K trị giá xấp xỉ 28 triệu VNĐ
Kính cận Cartier gọng gỗ cao gấp với giá lên đến 60 triệu VNĐ
Do giá trị đo bằng tiền lớn, những chiếc gọng này thường được sản xuất với số lượng ít, thủ công dành cho những khách hàng đặc biệt như người nổi tiếng, giàu có, luôn sẵn sàng chấp nhận chi tiền cho những món hàng hóa độc đáo và sang trọng.
Phân loại kính theo kiểu dáng
- Kính có gọng là loại kính mà gọng bao phủ hoàn toàn xung quanh tròng kính.
Gọng bao phủ xung quanh tròng kính
- Kính nửa gọng chủ yếu làm bằng kim loại, gọng kính được viền nửa trên, nửa dưới được cố định bằng dây cước. Kiểu nửa gọng tạo nên sự thanh tao, sang trọng và cá tính.
Kính nửa gọng được viền nửa trên, dưới cố định bằng dây cước
- Kính không gọng có mắt kính không được bao bọc cả trên và dưới mà được khoan lỗ để gắn vào càng kính vì thế mắt kính phải được làm bằng vật liệu siêu cứng.
Kính không gọng dành cho team yêu sự đơn giản
- Kính áp tròng không có gọng, chỉ có 2 tròng kính riêng biệt nhau được áp vào bên trong mắt, khi đeo người ngoài khó mà phát hiện ra.
Kính áp tròng không có gọng và tiện lợi
Phân loại theo công dụng
Xét về công dụng, tùy vào nhu cầu hoàn cảnh mà có thể phân ra các loại sau:
- Gọng kính cận dành cho những người mắc tật khúc xạ.
- Gọng kính râm cho những người thường xuyên di chuyển ngoài trời và tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời.
- Gọng kính không độ tạo điểm nhấn thời trang cho khuôn mặt, thích hợp với người không có tật khúc xạ.
- Gọng kính thể thao được thiết kế nhẹ, bền, chịu va đập, gọng có độ bám sát để không bị bong ra khi vận động mạnh, đối với những môn thể thao như bơi lội thì có loại gọng kính dùng cho đi bơi để không bị nước rơi vào mắt.
Hướng dẫn bảo quản gọng kính
Để gọng kính được kéo dài tuổi thọ các bạn nên chú ý đến những cách bảo quản chúng
- Đeo kính và tháo kính bằng cả hai tay vì thói quen sử dụng 1 tay lâu ngày sẽ làm lệch gọng kính, mất cân đối và mắt kính không còn chuẩn
- Vệ sinh gọng kính cẩn thận, sử dụng chất liệu vải mềm để lau khô.
- Không để kính tiếp xúc với nhiệt độ cao đặc biệt là kính nhựa bởi khi sử dụng lâu ngày do ảnh hưởng trực tiếp từ ánh nắng mặt trời kính sẽ ngả màu, dễ bị gãy hơn, dễ bị biến dạng khi gặp nhiệt.
- Bảo quản kỹ lưỡng trong hộp cứng hoặc túi vải mềm khi không dùng đến, không để bừa bãi lung tung và xa tầm tay trẻ em.
Ba lời khuyên để lựa chọn gọng kính phù hợp
Hãy cân nhắc những vấn đề sau nếu bạn đang dự định tìm mua gọng kính:
- Nếu bạn thuộc nhóm người hay ra mồ hôi thì nên tránh chọn gọng kim loại vì trong quá trình sử dụng dễ xảy ra hiện tượng oxy hóa và bong tróc càng kính.
- Với trẻ em từ 10-15 tuổi tốt nhất thì nên ưu tiên gọng nhựa để đảm bảo an toàn trong quá trình bảo quản và sử dụng do gọng kính nhựa khá nhẹ, bền dẻo.
- Chọn mua gọng kính tại những nơi uy tín chất lượng bởi chúng đáp ứng được nhu cầu sử dụng an toàn và phục vụ của mỗi người.
Trên đây là bài viết về cách phân loại gọng kính cơ bản. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp ích cho các bạn nhé!