Sau một thời gian sử dụng mắt kính, nhiều người hay gặp trường hợp kính bị lệch, rộng hoặc quá chật khiến tình trạng khi đeo có cảm giác gây khó chịu cho người đeo kính như những trường hợp sau: thường bị tuột kính khi gọng kính quá lỏng; hay bị đau mũi, vành tai và hằn lên thái dương khi kính đeo mắt quá chật, hoặc kính đeo bị xộc xệch, lệch do càng kính bị lệch không đúng tâm kính, để lâu dài có thể gây ảnh hưởng tới tầm nhìn và thị lực. Sau đây là những cách Mắt Kính Nam Quang chia sẻ giúp bạn biết cách chỉnh gọng kính bị rộng của mình tại nhà.
Bạn hoàn toàn có thể chỉnh lại chiếc gọng kính cận hay kính mát (kính râm) bằng tay tại nhà. Tuy nhiên, tùy thuộc vào vật liệu làm gọng mà có những cách chỉnh sửa kính khác nhau, thông thường gọng kính được làm từ 2 vật liệu chính là nhựa và kim loại, đối với từng loại vật liệu, bạn nên cân nhắc cách chỉnh các bộ phận của kính một cách hợp lý.
Lưu ý:
- Bài viết phù hợp với những ai có chút khéo tay và đã có dụng cụ cần thiết.
- Bạn không nên nắn hay chỉnh các loại gọng kính cận có vật liệu làm kính từ Titanium, gọng nhựa quá cũ (nhựa biến màu sẽ dễ gãy).
- Mắt kính là phần khá dễ trầy xước nên bạn cần cẩn thận khi chỉnh kính, bạn nên quấn đệm thêm một chiếc khăn lau kính che kín phần tròng kính.
- Không nên áp dụng cách nắn chỉnh này đối với các loại gọng kính chợ, chất lượng không đảm bảo. Đôi khi gọng kính quá dòn và dễ nứt vỡ khi bạn thao tác.
- Chỉnh càng kính cần hết sức cẩn thận, nhẹ tay nếu không sẽ làm bong mối hàn kính
- Đối với các loại gọng kính khoan hay kính nửa gọng (gọng cước), nếu bạn chỉnh càng kính bằng tay cần hết sức cẩn thận. Tốt nhất, bạn nên mang kính ra các tiệm kính để thợ kính thực hiện các thao tác chỉnh sửa thích hợp.
Xem thêm: Thay tròng kính mới giữ lại gọng kính cũ được không?
1. Hướng dẫn chỉnh càng kính bị lỏng, chật
a. Cách chỉnh gọng kính nhựa dẻo bị rộng
Cách 1: Đối với gọng kính siêu dẻo bạn hãy ngâm phần đuôi càng kính dưới nước đủ nóng (không sử dụng nước sôi) một vài phút để nó mềm ra, sau đó đẩy nhẹ đuôi kính xuống để tăng độ cong cho càng kính để chỉnh rộng hay chật theo ý muốn.
Cách 2: Các bạn chuẩn bị một chiếc máy sấy tóc và chiếc kính nhựa bị lỏng cần nắn chỉnh. Lấy một tờ giấy và bút đánh dấu vị trí càng kính ban đầu khi chưa nắn. Mục đích để theo dõi tình trạng sau khi nắn đã thành công hay chưa.
Lưu ý: khi bạn hơ nóng gọng tuyệt đối phải cách nhiệt với tròng kính, hãy dùng 1 miếng khăn nhỏ quấn kín tròng hoặc tránh luồng hơi nóng của máy sấy, nếu không yên tâm hãy mang đến Mắt Kính Nam Quang sẽ giúp bạn.
b. Cách chỉnh gọng kính kim loại bị rộng
Cách chỉnh sửa:
-
- Với các gọng kính kim loại mềm, giữ chặt mắt kính bằng tay không thuận và dùng tay thuận đẩy nhẹ vào phần bản lề của càng kính vào phía trong hoặc ra ngoài. Thực hiện chỉnh sửa đối với 2 bên mắt kính sao cho khi đeo kính, bạn có cảm giác thoải mái nhất.
- Với các gọng kim loại cứng cần bao khăn mềm vào phần bản lề càng kính sau đó dùng kim bằng tay thuận bóp chặt nắn vào hoặc ra, tay không thuận dùng ngón tay cái giữ chặt sát phần tiếp xúc tròn với càng kính.
c. Đối với gọng nhựa Acetate
Đối với gọng nhựa Acetate thì đơn giản hơn, bạn chỉ cần quan sát ruột càng kính có thanh kim loại hay không, nếu có bạn có thể dùng tay nắn trực tiếp theo ý muốn. Chú ý nếu là gọng quá cũ sẽ nứt rạn bề mặt nhựa.
Xem thêm: Gọng kính bị oxi hóa: Nguyên nhân và cách khắc phục
2. Hướng dẫn chỉnh đệm mũi bị lỏng, chật
a. Đệm mũi kính bị rộng 2 ve kính bị choãi, nằm xa nhau.
Gây tình trạng kính bị lỏng và thường xuyên tuột xuống sống mũi.
Cách chỉnh sửa:
- Đối với gọng kính nhựa, bộ phận này được nhà sản xuất làm liền với gọng mắt nên rất khó nắn thông thường kỹ thuật viên sẽ khò nóng phần cầu mũi để làm cong gọng ôm vào mặt hơn giúp kính đỡ bị tuột mũi, một số gọng nhựa vẫn lắp ve mũi kim loại vẫn có thể nắn bằng tay nhưng hạn chế hơn.
- Đối với gọng kính kim loại, bạn hãy giữ kính bằng tay không thuận rồi dùng một ngón của tay thuận đẩy nhẹ cả 2 chiếc ve kính vào trong. Bạn hãy điều chỉnh đều 2 chiếc ve sao cho khi đeo kính trên mặt có cảm giác thoải mái nhất.
Hơ nóng cầu kính để nắn khi gọng bị choãi gây tuột kính
Dùng tay nắn cố định vào nếu bị lỏng, ra nếu bị chật
b. Đệm mũi kính bị chật 2 ve kính bị nằm quá sát nhau.
Bạn cảm giác chị chật và đau, hằn lên sống mũi, cảm giác kính bị kẹt vào mũi gây trầy xát, khó chịu.
Cách chỉnh sửa: bạn hãy cố định chiếc gọng bằng tay không thuận, sử dụng một ngón tay ở mặt trong ve kính rồi đẩy nhẹ ra, áp dụng với cả 2 chiếc ve. Bạn hãy thực hiện các điều chỉnh sao cho khi đeo kính có cảm giác thoải mái nhất.
Xem thêm: Tròng kính bị trầy xước, bong tróc lớp váng phủ và nguyên nhân
2 ve kính nằm hơi xa nhau. Bạn cảm giác kính bị lỏng và trôi xuống sống mũi.
3. Hướng dẫn chỉnh bản lề kính bị lỏng, chật:
Càng kính bị lỏng ốc ở vị trí bản lề, hoặc quá cứng đối với gọng kính và kính mát thông thường
Cách chỉnh sửa:
- Vấn đề này các bạn chỉ cần dùng một tua vít 2 cạnh hoặc 4 cạnh loại nhỏ, siết chặt lại ốc cho đến khi mở càng kính ra vào không thấy lỏng là xong.
- Với những gọng khi bạn vặn hết ốc rồi nhưng vẫn lỏng thì do ốc đã bị trờn ren hoặc bản lề bị mòn, bạn nên mang đến cửa hàng kính gần nhất để tìm sự trợ giúp.
Hướng dẫn chỉnh bản lề kính bị lỏng, chật
Ốc vít bắt tròng kính ở gọng kính không viền bị dơ lắc không chắc chắn.
Cách chỉnh sửa: Trong trường hợp này nếu các bạn tự sửa thì cần sử dụng đến tua vit lục giác nhỏ. Bao miếng khăn mềm che phần tròng kính, một tay đỡ kính, tay thuận dùng tua vit vặn thật cẩn thận cho đến khi chắc là được.
Chỉnh ốc vít gọng kính không viền
Xem thêm: Đeo kính cận bị chóng mặt – Nguyên nhân và cách khắc phục